TỔNG QUAN DỊ ỨNG KEM CHỐNG NẮNG

Việc sử dụng kem chống nắng đã trở thành một thói quen trong cuộc sống của chúng ta. Ngoài ra, thành phần kem chống nắng hiện nay ít nhiều đã được đưa thêm vào nhiều loại mỹ phẩm. Có khá nhiều trường hợp bị dị ứng kem chống nắng. Mời bạn cùng sumdfine.com tìm hiểu về vấn đề này.

Dị ứng kem chống nắng là gì?

Viêm da tiếp xúc là tình trạng phát ban ngứa, phồng rộp trên da thường do tiếp xúc trực tiếp một chất với da. Có ba loại viêm da tiếp xúc, kích ứng, dị ứng và quang hóa. Sự khác biệt này thường khó phân biệt

Tuy viêm da do tiếp xúc với kem chống nắng không phổ biến như dị ứng mỹ phẩm nhưng cũng không phải là tình trạng hiếm gặp. Phản ứng với kem chống nắng có thể xảy ra ở bất cứ đâu mà chất này được thoa trên cơ thể, nó có xu hướng phổ biến hơn ở những vùng cơ thể tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời nhất.

Viêm da tiếp xúc với kem chống nắng có thể xảy ra do dị ứng với các thành phần hoạt tính hoặc với hương thơm và chất bảo quản có trong sản phẩm.

Các dấu hiệu nhận biết:

  • Làn da bị ngứa rát
  • Nổi mẩn đỏ và ngứa khắp bề mặt da
  • Da bị bong tróc

Ai có nguy cơ dị ứng với kem chống nắng?

Những người có nguy cơ bị dị ứng kem chống nắng cao nhất bao gồm các nhóm sau:

  • Những người sử dụng mỹ phẩm có chứa chất chống nắng nhiều hơn
  • Những người có tình trạng da mãn tính liên quan đến ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời
  • Người bị viêm da cơ địa
  • Những người đã thoa kem chống nắng cho vùng da bị tổn thương
  • Những người làm việc ngoài trời

Kem chống nắng hoạt động như thế nào?

Kem chống nắng hoạt động theo một trong hai cách:

Hấp thụ hóa học: Hầu hết các loại kem chống nắng đều hấp thụ bức xạ tia cực tím (UV) (năng lượng từ tia nắng mặt trời) và biến năng lượng này thành một dạng bức xạ ít nguy hiểm hơn, ít gây hại cho da.

Chặn vật lý: Những loại kem chống nắng này phản xạ bức xạ mặt trời ra khỏi da để nó không bị hấp thụ. Chất chặn vật lý bao gồm các thành phần oxit kẽm và titanium dioxide và là chất chống nắng màu trắng hoặc màu sáng

Hóa chất nào trong kem chống nắng gây dị ứng?

Nhiều hoạt chất có trong kem chống nắng gây viêm da tiếp xúc. Rất khó xác định nếu không thử nghiệm cho các hóa chất riêng lẻ. Sau đây là các hoạt chất phổ biến nhất trong kem chống nắng đã được báo cáo là gây viêm da tiếp xúc.

  • Avobenzone.
  • Benzophenon.
  • Benzophenones đã được sử dụng trong kem chống nắng và là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra viêm da tiếp xúc do kem chống nắng
  • Cinnamates.
  • Salicylat.
  • Dibenzoylmethanes.
  • Octocrylene.

Kem chống nắng cho người bị dị ứng kem chống nắng?

Kem chống nắng vật lý có chứa hoạt chất oxit kẽm và titanium là lựa chọn tốt cho những người bị dị ứng với kem chống nắng. Tham khảo: kem chống nắng vật lý sumdfine sunscreen

>>> Những lưu ý khi chọn kem chống nắng cho da nhạy cảm

>>> Hoạt chất chống nắng titanium dioxide chống nắng như thế nào?

Phòng ngừa dị ứng với kem chống nắng

Thận trọng mua kem chống nắng, đọc kỹ thành phần của sản phẩm, có thể tham khảo bác sĩ da liễu.

Để phòng ngừa, trước khi thoa kem chống nắng lần đầu tiên, bạn nên tiến hành kiểm tra phản ứng của da bằng cách thoa một lượng kem nhỏ lên cẳng tay.  Nên thận trọng với các loại kem chống nắng dạng xịt khó kiểm soát và có thể hít phải.

Chú ý đến hạn sử dụng kem chống nắng, đồng thời bảo quản kem chống nắng đúng cách tránh hư hỏng.

Nếu bị dị ứng kem chống nắng phải làm sao?

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng mà tiến hành các phương pháp điều trị dị ứng kem chống nắng. Với trường hợp nhẹ có thể khắc phục ngay tại nhà. Tuy nhiên, với triệu chứng nặng cần thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể áp dụng ngay:

Làm sạch vùng da bị dị ứng kem chống nắng: Nếu thấy các triệu chứng trước hết bạn cần làm sạch vùng da đang thoa kem. Không dùng các hóa chất có độ pH cao, thay vào đó dùng nước muối sinh lý để rửa da.

  • Ngưng loại kem chống nắng đang sử dụng: Đây là vấn đề nghiêm túc cần bạn thực hiện. Nếu tiếp tục sử dụng sẽ càng khiến da tổn thương hơn. Bạn chỉ nên chọn kem chống nắng khác thay thế khi tổn thương da đã được chữa lành.
  • Dưỡng ẩm, làm dịu da: làn da bị dị ứng sẽ có tình trạng bị sưng đỏ, châm chích, nóng rát. Chính vì vậy, trong thời gian này, bạn nên dưỡng ẩm và làm dịu làn da.
  • Một số biện pháp có thể sử dụng: Chườm lạnh, dưỡng ẩm cho da, xông hơi, xịt khoáng
  • Sử dụng thuốc chữa dị ứng da nếu cần thiết: Nếu các tình trạng không đỡ, tốt nhất bạn nên thăm khám. Bác sĩ sẽ xác định mức độ dị ứng của làn da để có biện pháp can thiệp đúng đắn. Không nên tự ý mua thuốc tự điều trị có thể bệnh tình càng nặng hơn.
  • Giúp da nhanh phục hồi với mặt nạ tự nhiên: Khi các tổn thương da đã được chữa lành, bạn có thể đắp mặt nạ tự nhiên bằng cách sử dụng gel nha đam và thoa trực tiếp lên da.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *