Thức dậy – rửa mặt – lau khô – phát hiện da hai bên cánh mũi bị bong vảy – bôi nhiều lớp dưỡng ẩm nhưng chỉ được một lúc lại như cũ… đó là tình trạng da hiện tại của bạn? Thử ngay 5 bước sau để chia tay nhanh da khô quanh mũi. Nhưng trước tiên, bạn cần biết tình trạng này là do nguyên nhân gì.
Vì sao da chỉ khô quanh mũi?
Trên gương mặt, mũi là là bộ phận đầu tiên mà không khí xâm nhập vào cơ thể và cũng là bộ phần nhô cao nhất. Vì thế, khi thời tiết khô lạnh hoặc nhiệt độ cao, mũi là phần da bị ảnh hưởng đầu tiên. Ngoài ra, da khô quanh mũi đặc biệt là da 2 bên cánh mũi bị bong vảy còn do các nguyên nhân khác mà chỉ bạn mới hiểu rõ.
- Tiếp xúc với môi trường: Nhiệt độ và độ ẩm thấp là nguyên nhân đầu tiên khiến da khô quanh mũi. Ngay cả khi da những vùng còn lại như trán, 2 bên má vẫn được giữ ẩm, việc chỉ riêng vùng quanh mũi bị khô thì vẫn có thể là do không khí lạnh hoặc do nhiệt độ phòng làm việc, phòng ngủ thấp.
- Tia UV: thiệt hại bức xạ từ ánh nắng mặt trời có thể làm cho da trên các bề mặt tiếp xúc dễ bị tổn thương và tệ nhất là bong tróc vảy. Trong khi đó, mũi là vị trí “đón nắng” tốt nhất. Nếu như tia UVB tác động lên lớp thượng bì làm đen sạm, đỏ da, phỏng nắng, rám nắng, da bong tróc vảy thì tia UVA có thể tác động sâu vào bên trong da làm da lão hóa.
- Dị ứng: Nếu bạn bị viêm mũi dị ứng hoặc cảm lạnh, việc hỉ mũi liên tục có thể gây kích ứng da trên mũi và gây bong tróc. Về cơ bản, giống như đôi môi của bạn, da vùng mũi của bạn có thể bị nứt nẻ.
- Bệnh khác: Nếu bạn luôn trong tình trạng da khô quanh mũi thậm chí bong tróc vảy thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh hồng ban hoặc viêm da tiết bã. Rosacea (chứng đỏ mặt) cũng có một số biểu hiện như đỏ bừng, đỏ, nhạy cảm hoặc khô mũi và má. Rosacea cũng có liên quan đến chứng mũi phì đại gọi là bệnh mũi sư tử (rhinophyma).
- Lột, tẩy tế bào chết quá mức: Bạn bị lỗ chân lông to ở vùng mũi? sốt ruột nên bạn thường xuyên lột hoặc tẩy tế bào chết ở vùng này? Bạn rất hay dùng tay để nặn mụn đầu đen vùng mũi… đó cũng có thể là nguyên nhân làm da vùng mũi bị bong tróc đấy.
Sản phẩm làm đẹp của bạn: Các sản phẩm đẹp có thể gây khô da, bong tróc là nếu da bạn không hấp thụ. Điều này gây ra sự tích tụ và làm da mất vẻ mịn màng nếu mỹ phẩm bạn dùng không phù hợp hoặc chứa các thành phần gây khô da.
6 bước mỗi ngày tạm biệt da khô quanh mũi
Bạn sẽ tìm được rất nhiều cách để tình trạng da hai bên cánh mũi bị khô, bong tróc vảy khi tìm hiểu trên các trang mạng. Nhưng nhìn chung, tất cả các cách đều quy về 5 bước sau:
1. Rửa bằng sữa rửa mặt dưỡng ẩm nhẹ nhàng
Tránh rửa mặt bằng các loại xà phòng có tính kiềm cao và các sản phẩm có chứa cồn hoặc mùi hương. Nếu da bạn dễ bị khô, chỉ nên rửa da mỗi ngày một lần.
2. Dưỡng ẩm
Điều này rất quan trọng. Nhưng đừng vì da quanh mũi khô hơn mà bạn bôi kem dưỡng ở dùng mũi nhiều hơn để tránh bị da bong tróc như nguyên nhân số đã kể trên.
3. Dùng kem chống nắng
Bảo vệ làn da của bạn khỏi bị ánh nắng là một bước quan trọng trong việc ngăn ngừa khô. Không quên thoa kem chống nắng trước khi bạn ra ngoài (đặc biệt là vùng mũi và 2 bên má) và bôi lại sau khoảng 2-3 tiếng nếu bạn ra ngoài nắng.
4. Sử dụng máy tạo độ ẩm
Môi trường và nhiệt độ có thể góp phần làm da bị khô. Hãy thử sử dụng máy tạo độ ẩm tại phòng làm việc, phòng ngủ để tránh da bị khô. Bạn cũng có thể thử dùng các sản phẩm xịt khoáng để cung cấp nước bề mặt cho da.
5. Cải thiện chế độ ăn uống và uống đủ nước
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (rau bó xôi, khoai lang, cà rốt, quả Việt Quất, quả mâm xôi, hạt óc chó…) và omega-3 (cá hồi, bơ, dầu olive…) có thể giúp tăng cường sức khỏe làn da tổng thể của bạn. Uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể không bị thiếu nước khiến làn da bị khô.
Bao lâu da quanh mũi sẽ hết khô?
Làn da mỗi người khác nhau, bạn sẽ thấy sự cải thiện của bạn nếu áp dụng 6 cách trên trong một tuần hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, nếu đã chuyển sang một thói quen chăm sóc da mới có vẻ không hữu ích, bạn cần có một cuộc hẹn với bác sĩ da liễu để đảm bảo rằng tình trạng da khô quanh mũi có phải do các bệnh da hay không.