Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có nguy hiểm không?
Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ là giai đoạn chuyển tiếp từ khả năng sinh sản sang không sinh sản, thường là từ 40 đến 50 tuổi. Thời gian này, phụ nữ có thể gặp một vài vấn đề rắc rối với sức khỏe của mình trong đó có tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Đa phần, chu kỳ kinh của họ sẽ thưa dần và ra ít máu hơn, nhưng một vài trường hợp lại có thể bị rong kinh. Vậy rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh liệu có nguy hiểm? Bạn vui lòng xem giải đáp ở bài viết này nhé!
Theo một thống kê 282 phụ nữ tiền mãn kinh được quan sát thì có tới 181 người trong số họ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, chiếm 63,8%.
Các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
(1) Ít kinh nguyệt, vô kinh: Chu kỳ kinh nguyệt bình thường là từ 28 – 32 ngày, tuy nhiên khi bạn bước vào giai đoạn tiền mãn kinh chu kỳ ấy sẽ thưa hơn, thường là trên >32 ngày có khi 2 -3 tháng mới có kinh một lần. Lượng máu cho mỗi chu kỳ cũng ít hơn hẳn, khoảng thời gian này kéo dài dăm ba tháng hoặc thậm chí là vài năm và sau đó dừng lại.
(2) Rong kinh, kinh mau: trường hợp này ít xảy ra hơn nhưng không phải là không có, một số phụ nữ sẽ có chu kỳ kinh nguyệt dày hơn và lượng máu kinh tiết ra nhiều kèm theo triệu chứng đau bụng dữ dội. Nếu số ngày chảy máu > 7 ngày, máu kinh ra nhiều trên 200ml thì đó gọi là cường kinh. Tại thời điểm này, nếu đi khám các chuyên gia y tế sẽ thực hiện kiểm tra chi tiết, sinh thiết để loại trừ trường hợp cổ tử cung có polyp gây chảy máu nhiều. Bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ các khối polyp cũng như những điều trị cho bệnh lý khác để chấm dứt hiện tượng này.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Chức năng buồng trứng suy giảm: dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố, cụ thể là lượng hormone estrogen giảm dần làm suy giảm chức năng của hoàng thể. Từ đó chu kỳ kinh thưa dần, lượng kinh nguyệt cũng ít hơn, nhiều phụ nữ còn phải chịu những triệu chứng khổ sở của thời kỳ này như là đổ mồ hôi đêm, khó ngủ, tăng cân, khô hạn âm đạo, bốc hỏa…Ở một vài trường hợp hiếm, chu kỳ kinh nguyệt sau khi đã mất hẳn có thể quay trở lại một vài tháng.
Thay đổi cảm xúc: Suy nhược tinh thần lâu dài, căng thẳng, kích thích tinh thần mạnh hoặc sang chấn tâm lý ở giai đoạn này có thể khiến phụ nữ bị mất kinh đột ngột hoặc đau bụng dữ dội hơn trong những chu kỳ kinh nguyệt.
Thói quen sống: những phụ nữ thường xuyên uống rượu hoặc hút thuốc hoặc lạm dụng kháng sinh khi còn trẻ và vẫn duy trì điều ấy lúc về già sẽ có các triệu chứng của tiền mãn kinh cao hơn gấp 3 lần so với những phụ nữ khác, thậm chí gây ảnh hưởng tới chức năng của gan gây tăng sản nội mạc tử cung, rong kinh. Một số người ăn kiêng quá mức cũng dẫn đến thiếu chất và rối loạn tổng hợp estrogen khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.
Bệnh phụ khoa: như bệnh cổ tử cung, bệnh nội mạc tử cung, bệnh buồng trứng và một số bệnh khác có thể gây tăng sản nội mạc tử cung tạo thành hỗn loạn và chảy máu.
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có nguy hiểm không?
Vẫn biết rối loạn kinh nguyệt thời kỳ mãn kinh là vấn đề sinh lý bình thường của cơ thể, song nó vẫn gây ra một vài rắc rối với chị em trong thời kỳ này, cụ thể là:
- Gây bất tiện trong sinh hoạt: một vài chị em có triệu chứng như đau bụng kinh dữ dội, rong kinh dài ngày gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt
- Suy giảm chức năng tình dục: vùng kín phụ nữ bị khô hạn, giảm ham muốn khiến chuyện ấy không còn được như trước nữa.
- Ảnh hưởng tới nhan sắc và vóc dáng: phụ nữ sẽ già đi trông thấy, các nếp nhăn quanh khóe mắt, miệng trán và cổ sẽ nhiều hơn, các vết đồi mồi xuất hiện khiến da nám, xỉn màu, không những vậy nhiều chị em có thể tăng cân và có thân hình xồ xề hơn thời còn trẻ.
- Nguy cơ ung thư cổ tử cung và các bệnh lý phụ khoa khác: nếu rối loạn kinh nguyệt gây ra các triệu chứng bất thường khiến vùng kín bị kích thích thì có thể khiến cho mầm bệnh lạ xâm nhập và gây viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung và có thể dẫn tới ung thư buộc phải cắt bỏ buồng trứng.
Cách khắc phục các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh cần hiểu rằng sự thay đổi về kinh nguyệt hoặc những thay đổi khác là một quá trình sinh lý tự nhiên, do đó cần thích nghi với sự thay đổi này với thái độ tích cực.
Cần chú ý tránh để cơ thể bị lạnh trong những ngày hành kinh vì nó có thể khiến cho các triệu chứng khó chịu gia tăng mạnh mẽ hơn và khó kiểm soát. Do đó không nên tắm nước lạnh hay ăn những thực phẩm đông lạnh, tránh để bị cảm lạnh vào ngày ấy.
Tránh làm việc quá sức, có kế hoạch làm viêc, nghỉ ngơi kết hợp rèn luyện cơ thể khoa học, luôn giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn để loại bỏ những cảm xúc tiêu cực.
Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu estrogen tự nhiên để bổ sung nội tiết tố cho cơ thể như mầm đậu nành, đậu phụ, củ cải đỏ, ngũ cốc nguyên hạt…hoặc thực phẩm chức năng phù hợp để bổ sung nội tiết tố nữ. Chẳng hạn như Viên uống nội tiết Chiết xuất từ Tinh chất mầm đậu nành Labcos Soy Isoflavon Nhật Bản, sản phẩm có bán tại Bệnh viện da liễu Trung ương và các bệnh viện khác trên toàn quốc, hoặc liên hệ Hotline 0969168995 để được tư vấn.
Bổ sung thêm thực phẩm có chứa sắt để phòng tránh thiếu máu: ăn nhiều ức gà, gan, các loại cá, thịt đỏ, dưa hấu, cà chua,
Nếu bạn bị đau bụng dữ dội và chảy nhiều máu trong chu kỳ của mình hoặc bạn có hành kinh trở lại sau khi đã mãn kinh một thời gian thì bạn nên đặt lịch hẹn sớm với chuyên gia y tế để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và có kế hoạch điều trị kịp thời.