1. Phụ nữ sau sinh cần kiêng những gì?
1.1. Tránh làm việc nặng
Đây là yếu tố đầu tiên mà cả mẹ sinh thường và sinh mổ cần chú ý. Khoảng thời gian đầu cơ thể cần có “quãng nghỉ” để phục hồi năng lượng và các tổn thương. Vì thế
- Không khiêng, mang vác vật nặng. Vì lúc đó cơ bụng phải gồng lên, tác động đến vết mổ hoặc vết thương tầng sinh môn, vết rạch tử cung làm rách hoặc chảy máu.
- Tránh giặt quần áo bằng tay để không làm nổi gân tay gây mất thẩm mỹ sau này.
- Hạn chế rướn người, giơ tay lên cao, … tránh ảnh hưởng đến dây chằng, các khớp xương và cơ.
Thay vào đó, phụ nữ sau sinh nên vận động nhẹ nhàng. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người thân trong những ngày đầu tiên. Thông qua các cử động của cơ thể, nhu động ruột hoạt động tốt, ít bị táo bón và phòng ngừa các bệnh viêm tắc tĩnh mạch, giảm các nguy cơ sau phẫu thuật như dính ruột…
1.2. Không bơi, kiêng dùng nước lạnh
Sau khi sinh, mẹ nên chú ý đến vấn đề tắm, gội, rửa tay chân, đánh răng…
- Không tắm nước lạnh hoặc bơi để tránh tình trạng nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn, chuột rút.
- Vệ sinh sạch sẽ thân thể. Nhưng khi tắm gội cần chú ý:
- Tắm bằng nước ấm chỉ tắm khoảng 10 phút ở nơi kín gió. Sau khi tắm, nên mặc đồ dài, đi tất ngay và không nên mặc áo ngực.
- Gội đầu để tránh mồ hôi bết tóc ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây nấm đầu. Gội nhanh và làm khô tóc ngay sau khi gội.
- Xông hơi bằng các loại lá để bài tiết chất thải và làm ấm cơ thể sau khi tắm.
- Rửa tay, chân bằng nước ấm.
- Chải răng mỗi ngày:
- Khi chải răng, các mẹ sau sinh nên dùng nước ấm
- Chọn bàn chải mềm để không bị chảy máu chân răng hoặc dùng chỉ tơ nha khoa thay thế.
Lưu ý: Mẹ sinh thường sau 24h có thể tắm gội. Với mẹ đẻ mổ cần khoảng một tuần. Tốt nhất, mẹ phải chờ ý kiến của chuyên gia sức khỏe để biết chắc chắn.
1.3. Không dùng than củi nằm sưởi ấm sau sinh
Quan niệm ngày xưa cho rằng cần phải dùng than củi để sưởi ấm sau sinh, nhất là đối với phụ nữ ở nơi có thời tiết lạnh như miền Trung và miền Bắc. Nhưng KHÔNG NÊN vì sưởi ấm bằng than sẽ sản sinh ra khí cacbonic, làm cho mẹ và bé bị ngộ độc khí. Hơn nữa, nếu dùng than củi sưởi ấm thì rất khó để điều chỉnh nhiệt độ theo ý muốn.
Thay vào đó, mẹ chỉ nên giữ ấm cơ thể, sưởi ấm bằng các thiết bị sưởi hiện đại, mặc quần áo dài tay, phòng ngủ tránh gió lùa.
1.4. Giảm tiếp xúc với gió lùa và tiếng động mạnh
Việc tiếp xúc với gió lùa, tiếng động mạnh có thể làm mẹ bị căng thẳng, stress. Vậy phụ nữ sau sinh nên làm gì? Mẹ nên dùng bông bịt tai giảm tiếp xúc với gió và tiếng ồn khi cần. Trường hợp ở nơi yên tĩnh và kín gió thì điều này cũng không thực sự cần thiết.
Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý:
- Phòng ngủ không cần kín gió hoàn toàn để tránh bí bách, không khí được lưu thông, không gian thoáng khí, cung cấp lượng oxy đầy đủ cho mẹ và bé.
- Trong phòng cần có không khí sạch sẽ, có ánh nắng giúp diệt khuẩn, bụi, nấm mốc, để tránh cho mẹ và bé các bệnh về đường hô hấp.
1.5. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, ngồi lâu dùng máy tính
Phụ nữ sau sinh thường bị mất sức và có nhiều thay đổi về nội tiết, sinh lý, cần có thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi. Hơn nữa, cơ thể của mẹ lúc này có sức đề kháng kém, rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, môi trường. Các mẹ sau sinh nên được nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng phù hợp.
Vì thế, mẹ không nên ngồi máy tính sớm, xem smartphone trong thời gian dài vì nó có thể ảnh hưởng đến mắt. Mẹ có thể đọc sách, xem tivi, nghe đài, nghe nhạc để đem lại cảm giác thoải mái. Nhưng không nên xem nếu không đủ ánh sáng và khi cơ thể còn yếu.
1.6. Hạn chế ngồi trước quạt mạnh hay ở trong phòng nhiệt độ điều hòa thấp
Phòng quá lạnh, nhiệt độ quá thấp có thể làm tê bì tay chân, nhức xương khớp và khó ngủ. Do đó, nhiệt độ phòng ngủ của phụ nữ sau sinh nên ấm vừa phải, không bật quạt mạnh, cũng như mặc quần áo theo mỗi mùa.
- Mùa đông: quần áo dài tay và đi tất.
- Mùa hè: Mặc quần áo thoáng mát, nếu ở trong nhà có thể mặc áo cộc tay và không cần thiết phải đi tất.
1.7. Kiêng ngồi xổm
Sau khi sinh, các dây chằng và bộ phận sinh dục của mẹ thường “co” lại. Nếu mẹ ngồi xổm thì áp lực lên vùng bụng dưới và sàn chậu sẽ tăng, dẫn đến hiện tượng sa sinh dục. Vì thế, mẹ sau sinh không nên ngồi xổm.
1.8. Không sử dụng thuốc bừa bãi
Bất cứ thứ gì mẹ nạp vào cơ thể cũng đi vào dòng sữa và ảnh hưởng đến bé. Vì thế, nếu gặp các vấn đề về sức khỏe, mẹ không nên sử dụng thuốc bừa bãi mà phải hỏi ý kiến bác sĩ. Do vậy đối với phụ nữ sau sinh nên dùng đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ, không nên nghe mẹo truyền miệng.
1.9. Đừng tập thể dục nặng
Trong thời gian ở cữ sau sinh, mẹ không nên tập thể dục nặng với cường độ cao để giảm cân, lấy lại vóc dáng. Bởi lúc này cơ thể còn mệt mỏi, nhiều bộ phận đang cần thời gian hồi phục.
Thay vào đó, các mẹ sau sinh nên bắt đầu với các hoạt động và bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… tập các động tác vừa phải, chậm rãi để máu huyết được lưu thông. Tránh tác động mạnh đến hệ xương khớp, vết thương, đặc biệt là với những mẹ sinh mổ.
1.10. Không quan hệ tình dục sớm
Việc quan hệ sớm sẽ làm hai vợ chồng “bối rối” và gây ra một số trở ngại khiến cuộc “yêu” không được như mong muốn. Hơn nữa, mẹ có thể bị đau nhức vùng âm đạo, tăng nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu vùng kín.
Khoảng thời gian tốt nhất là 4 – 6 tuần sau sinh và cơ thể đã sẵn sàng. Khi quan hệ, mẹ sau sinh nên sử dụng các biện pháp an toàn để tránh thai:
- Bao cao su cho nam và nữ.
- Thuốc tránh thai mini-pill.
- Vòng tránh thai (IUD).
- Hệ thống ngừa thai đặt trong tử cung (IUS).
- Đặt màng chắn (màng ngăn âm đạo) hoặc mũ chụp cổ tử cung.
- Tiêm.
- Cấy ghép.
2. Dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh
Thực đơn cho mẹ trong thời gian này thường là các món ăn gọi sữa về, món dễ tiêu và giàu dinh dưỡng, giúp cơ thể nhanh hồi phục, lấy lại vóc dáng. Kết hợp đồng thời với các lưu ý cơ bản như:
- Không ăn mặn, thức ăn khô, lạnh, lên men. Thay vào đó, mẹ sau sinh nên ăn đồ ăn chín, uống đủ nước đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và tốt cho sữa mẹ.
- Không nên kiêng khem quá mức vì sẽ làm cơ thể bị suy nhược, là giảm chất lượng sữa và dễ bị bệnh.
- Tránh ăn các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn vì chúng chứa nhiều muối, đường, chất bảo quản nên không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Rượu, thức uống có cồn, cafein, thuốc lá nên tránh vì có thể gây ra bệnh huyết áp cao, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé thông qua nguồn sữa, gây trằn trọc, khó ngủ cho bé.
- Tránh các loại thực phẩm dễ gây mùi cho sữa hoặc dễ tạo khí gas như chocolate, quế, tỏi, ớt, hành tây, súp lơ xanh, súp lơ trắng… khiến bé bỏ bú.
- Tránh ăn hải sản, nhất là loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ vì nó có thể gây dị ứng, nhiễm khuẩn. Mẹ có thể ăn tôm, cua, cá, mực nhưng chỉ nên ăn thịt trắng của tôm, cua và bỏ rạch. Với cá thu, cá hồi, chỉ nên ăn 2 bữa/tuần.
- Tránh ăn thức ăn nhanh chứa chất béo trans-fat không tốt cho sức khỏe, bánh, kẹo chứa nhiều đường cũng nên hạn chế vì ăn nhiều sẽ khiến bé gặp vấn đề về tiêu hóa, đi phân sệt, lười bú
- Những chú đặc biệt về dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mổ:
- Không ăn gì trong vòng 6 tiếng: Nếu ăn vào sẽ rất khó tiêu, bị đầy hơi, táo bón, rối loạn tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi, khó hồi phục.
- Nếu gây tê trong quá trình mổ: Ăn cháo loãng, có thể ăn cơm nếu thấy tiêu hóa tốt.
- Nếu gây mê trong quá trình mổ: Khi chưa trung tiện được, nên uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng. Khi đã trung tiện được, mẹ có thể ăn đặc nhưng không nên uống sữa ngay vì nó có thể khiến mẹ bị tiêu chảy.
Nói chung, mẹ sau sinh nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng các loại thức ăn như đạm đường, chất sắt, rau quả nấu chín… không nên kiêng khem quá mức mà chỉ cần chú ý những điều lưu ý ở trên.
Đặc biệt, mẹ nên chú trọng bổ sung thức ăn giàu chất đạm, canxi và ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước giúp nguồn sữa dồi dào, không bị táo bón.
3. Phụ nữ sau sinh nên làm gì để chăm sóc sức khỏe và cơ thể?
Phụ nữ sau sinh thường gặp phải nhiều vấn đề và thay đổi khác nhau về ngoại hình và sức khỏe. Vậy phụ nữ sau sinh cần làm gì để chăm sóc cho sức khỏe của mẹ và bé một cách tốt nhất.
3.1. Ngủ đủ giấc, uống đủ nước
Ngủ đủ giấc giúp giảm stress, căng thẳng, tinh thần thoải mái, cơ thể phục hồi nhanh làm cho lượng sữa nhiều hơn. Mẹ sau sinh nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày, tranh thủ thời gian em bé ngủ để được nghỉ ngơi nhiều hơn.
Mỗi ngày, mẹ nên uống từ 8 – 10 cốc nước (tương đương với 2-2.5l). Ngoài nước lọc, nước khoáng, mẹ có thể uống thêm nước trái cây, sữa… sẽ giúp quá trình trao đổi chất thuận lợi, cơ thể mẹ khỏe mạnh, có đủ sữa cho con bú và hạn chế việc táo bón. Nên uống nước thường xuyên, không nên để khát mới uống.
3.2. Nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn thực phẩm hoàn hảo nhất cung cấp cho bé khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Đó là lý do vì sao WHO khuyến cáo nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên.
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, các mẹ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ có vòng hông và cân nặng giảm nhiều hơn. Sữa mẹ kích thích cơ thể sản sinh hormone oxytocin giúp tử cung nhanh chóng trở lại kích thước trước khi mang thai, trợ giúp cơ thể nhanh phục hồi.
Vì thế các mẹ đừng ngại ngần mà hãy cho em bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhé!
3.3. Chăm sóc vết rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ
Vết rạch tầng sinh môn và vết mổ của mẹ sau sinh đều có cách chăm sóc riêng. Cụ thể:
- Giảm đau vết rạch tầng sinh môn bằng cách ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc ngồi trong chậu nước ấm. Mẹ sau sinh nên ngồi trên gối mềm, tránh ngồi trên bề mặt cứng. Nếu quá đau và tiểu tiện khó khăn, mẹ có thể dội nước ấm lên vết rạch để tiểu tiện dễ dàng. Bên cạnh đó, mẹ nên dùng túi đá chườm lên vết thương giúp giảm sưng, đau. Vệ sinh xong thì phải lau khô ngay và lau từ trước ra sau để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng hoặc tai biến.
- Nếu sinh mổ thì không nên làm các hoạt động mạnh và đột ngột để vết mổ không bị rách hay bong chỉ. Thay băng và vệ sinh vết mổ hằng ngày. Nếu có dấu hiệu sưng, mưng mủ cần báo ngay với bác sĩ.
3.4. Chăm sóc đầu ti
Chăm sóc đầu ti khá quan trọng, ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm bệnh, bảo vệ sức khỏe an toàn của cả mẹ và bé. Mẹ sau sinh nên dùng khăn sữa sạch, mềm lau sạch đầu ti sau khi cho con bú. Thay áo ngực bầu hàng ngày. Tắm rửa nhẹ nhàng (có thể dùng sữa tắm theo hướng dẫn của bác sĩ).
3.5. Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng
Có rất nhiều cách đơn giản giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn, tránh stress, trầm cảm sau sinh.
- Trò chuyện, tâm sự với chồng, người thân, bạn bè về những điều thú vị hay những khó khăn mà bản thân gặp phải để không cảm thấy cô đơn, được yêu thương. Đồng thời, chia sẻ với chồng và người thân việc chăm con và công việc nhà hoặc thuê người giúp việc…
- Vận động nhẹ nhàng, đọc sách, nghe nhạc để vừa khỏe, vừa có thêm tri thức mà tâm hồn được thoải mái.
- Khi bé ngủ, hãy tranh thủ chợp mắt để được nghỉ ngơi, thư giãn.
- Xông hơi, tắm vòi sen, ngâm chân để cơ thể được thư giãn.
3.6. Làm đẹp sau sinh
Ngoài việc chăm sóc từ bên trong, thì phụ nữ sau sinh nên làm gì khác nữa? Câu trả lời chính là việc bồi bổ sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp bề ngoài, đặc biệt là là da.
3.6.1. Nguyên tắc làm đẹp sau sinh
Một số nguyên tắc làm đẹp mà mẹ sau sinh cần nhớ. Cụ thể như:
- Sử dụng các sản phẩm làm đẹp, nguồn gốc thiên nhiên, hữu cơ, chứa các thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng da và không gây ra những ảnh hưởng không tốt cho bé.
- Sử dụng mỹ phẩm nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đảm bảo an toàn, chất lượng, đã được qua kiểm duyệt và được bán trên thị trường.
- Tránh sử dụng thuốc giảm cân vì lúc này cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn, việc dùng thuốc giảm cân ngay có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Sử dụng Viên uống đẹp da bổ sung Collagen như Labcos Hydrolyzed Collagen giúp chống lão hóa da, giúp da luôn căng sáng tự nhiên.
3.6.2. Cách làm đẹp
Dưới đây là các cách làm đẹp da mặt, da bụng mà mẹ sau sinh nên tham khảo:
Làm đẹp da mặt
Mẹ có thể làm đẹp da mặt từ những loại mặt nạ từ thiên nhiên như mặt nạ nghệ mật ong, mặt nạ cám gạo và thực hiện ngay tại nhà.
Mặt nạ nghệ mật ong
- Tác dụng:
- Làm mềm và trắng sáng da mặt.
- Giúp da không bị nhăn, trẻ hóa làn da, thu nhỏ lỗ chân lông.
- Mờ thâm, sẹo do mụn để lại và ngăn ngừa sự phát triển của mụn, giảm mụn.
- Cách thực hiện
- Bước 1: Trộn 1 thìa cà phê tinh bột nghệ với một thà cà phê mật ong.
- Bước 2: Cho hỗn hợp vừa trộn lên mặt, trải đều khắp mặt và để 15 – 20 phút cho mặt rồi rửa lại với nước.
Mặt nạ cám gạo
- Tác dụng:
- Tẩy tế bào chết.
- Bổ sung dưỡng chất cho da.
- Giảm mụn hiệu quả.
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Bỏ hết mày cám và tạp chất của cám gạo.
- Bước 2: Trộn 1 thìa cám gạo với 1 thìa sữa tươi không đường đến khi thu được hỗn hợp sền sệt.
- Bước 3: Đắp mặt nạ lên da mặt và massage nhẹ nhàng theo chiều xoắn ốc trong vòng 20 phút rồi rửa mặt lại với nước.
Chăm sóc vùng bụng
Phụ nữ sau sinh nên làm gì? Chăm sóc vùng bụng như thế nào để những vết rạn da không cản trở “cuộc yêu” hoặc làm mẹ thiếu tự tin. Một số cách đơn giản mẹ có thể áp dụng tại nhà như sau:
Tránh rạn da với dầu dừa và nha đam
- Tác dụng:
- Tăng cường sự phát triển của tế bào, làm mới tế bào hư hại. Từ đó, giúp tái tạo, chữa lành vùng da bị tổn thương do rạn.
- Giữ ẩm, làm mềm, mịn, tác động tích cực đến việc sản xuất collagen, nâng cao tính đàn hồi của da, hạn chế sự ảnh hưởng của vết rạn.
- Làm sáng da, cải thiện chỗ da không đều màu.
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá nha đam và lấy dao bỏ đi phần gai nhọn hai bên. Sau đó bỏ vỏ, chỉ lấy phần thịt rồi rửa qua nước lạnh cho bớt nhớt.
- Bước 2: Xay nhuyễn phần thịt nha đam đã sơ chế bằng máy xay sinh tố khoảng 30 giây đến khi tạo thành gel lô hội.
- Bước 3: Cho nha đam, dầu dừa vào máy đánh kem trộn đều đến khi thu được hỗn hợp sánh mịn.
- Bước 4: Rửa qua vùng bụng bằng nước ấm rồi lấy hỗn hợp vừa trộn thoa đều lên da kết hợp với massage theo vòng tròn.
- Bước 5: Để qua đêm và rửa lại vào sáng hôm sau.
Chườm muối gừng, ngải cứu
- Tác dụng:
- Giảm béo, nhanh co dạ con.
- Mờ thâm rạn.
- Phòng hậu sản.
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch 1 bó lá ngải cứu già và cắt khúc.
- Bước 2: Xay nhỏ 4 củ gừng và 1 – 2 củ nghệ (nếu muốn).
- Bước 3: Khâu 1 đầu ống quần đùi dày.
- Bước 4: Cho ngải cứu cắt khúc, gừng, nghệ xay nhỏ, 2kg muối bột vào chảo sao khô.
- Bước 5: Khi hỗn hợp nóng già và ráo nước thì cho vào ống quần rồi khâu lại hoặc buộc kín.
- Bước 6: Cho túi muối gừng, ngải cứu vào lò vi sóng quay nóng khoảng 5 phút rồi chườm lên bụng. Trường hợp không có lò vi sóng, mẹ có thể đổ ra chảo sao lại cho nóng rồi chườm. Chườm khoảng 20 – 30 phút thì bỏ ra.
4. Một số lưu ý
Nếu gặp một trong những dấu hiệu sau, mẹ sau sinh cần phải đi khám bác sĩ ngay:
- Sốt từ 38 độ trở lên.
- Đầu đau dữ dội, mắt thấy ảo giác.
- Sản dịch ra nhiều bất thường, mỗi giờ phải thay một lần và sản dịch xuất hiện các cục máu đông.
- Chân đau, sưng.
- Vết rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ bị sưng đỏ, chảy mủ.
- Dịch âm đạo có mùi khó chịu.
- Âm đạo bị đau.
- Quầng vú, núm vú nứt, chảy máu hoặc viêm vú.
- Tiểu tiện són, buốt hoặc không thể kiểm soát.
- Ho, đau ngực, cảm thấy buồn nôn hoặc nôn.
- Đau bụng nhiều.
- Xuất hiện các dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh, có ý nghĩ muốn tự sát hoặc làm hại con.
Phụ nữ sau sinh cũng cần đặc biệt lưu ý nếu chứng nám sạm, suy giảm sinh lý, khô hạn, tê tay, đau lưng, hay quên, mất ngủ, chóng mặt sau sinh
Chia sẻ