Khí hậu ngày càng biến đổi khiến mùa nắng nóng kéo dài và thường xuyên hơn. Để chống chọi với cái nóng oi bức của mùa hè, nhiều người đã lựa chọn các chuyến đi du lịch, dã ngoại kề biển,..kết quả của những chuyến đi này là làn da bị cháy nắng do không bảo vệ da tốt. Rất nhiều trường hợp làn da bị cháy sạm đen và xỉn màu thấy rõ, lúc này mới vội vàng đi tìm phương thức chống lại. Nhưng liệu da bị cháy nắng có trắng lại được không?
Nguyên nhân nào khiến làn da bị cháy nắng?
Nguyên nhân đầu tiên gây nên tình trạng da bị cháy nắng và xỉn màu mà ai cũng biết đến đó là do tia cực tím từ ánh nắng mặt trời tác động lên da và làm hư hại đi các sợi collagen và elastin tồn tại ở lớp trung bì và hạ bì. Khi tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím trong một khoảng thời gian dài khiến cho lớp biểu bì của da bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng đỏ da, cháy nắng.
Không những thế, tia cực tím còn là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào đáy.
Đồng thời trong ánh nắng mặt trời còn có sự góp mặt của tia UVA – thủ phạm làm hỏng kết cấu tế bào da, gây lão hóa sớm và gây nên u hắc tố (một loại ung thư da nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong rất cao).
Hệ quả nghiêm trọng khi da bị cháy nắng?
Các nghiên cứu khoa học kết luận rằng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì làn da của bạn sẽ bị chịu tác động mạnh của 2 loại tia cực tím UVA/UVB với các triệu chứng như sau:
– Đỏ da: Phơi nhiễm trực tiếp với tia cực tím quá lâu khiến cho các mao mạch máu bị vỡ, giãn, gây đỏ rát khó chịu, tìm ẩn khả năng mắc phải bệnh Rosacea rất cao.
– Da không đều màu: Tia UVA tác động lên da khiến da sản sinh các hắc sắc tố Melanin dẫn đến da bị sạm màu, xuất hiện nám, tàn nhang và đốm nâu.
– Xuất hiện nhiều đường nhăn và nếp nhăn: Biến đổi dễ nhận thấy khi các sợi collagen và Elastin của da bị phá vỡ bởi tia cực tím, khiến cho quá trình lão hóa da xảy ra nhanh chóng hơn.
– Da khô sạm: Cháy nắng khiến cho làn da bị mất nước nghiêm trọng, dễ bị bong tróc và chảy máu.
Da bị cháy nắng có trắng lại được không?
Làn da cháy nắng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của làn da mà khiến cho tính thẩm mỹ của làn da bị xuống cấp nhanh chóng. Nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra và bạn không thực hiện các biện pháp bảo vệ khắc phục sẽ khiến cho làn da bị lão hóa nhanh chóng. Và câu trả lời của các chuyên gia làm đẹp đối với vấn đề “Da bị cháy nắng có trắng lại được không?” là có nếu như bạn biết chăm sóc da đúng cách.
Bước 1: Nhanh chóng làm dịu ngay vùng da cháy nắng
Khi da bị cháy nắng, bỏng rát bạn nên nhanh chóng dùng đá lạnh, nước chè xanh hoặc giấm trắng thoa lên vùng da đó. Thực hiện càng sớm sẽ giảm thiểu được những tổn thương cũng như tránh được tình trạng da sạm đen sau đó.
Nước lá chè xanh giúp làm dịu vùng da cháy nắng hiệu quả
Tuy nhiên khi dùng các cách này để phục hồi làn da bị cháy nắng thì bạn cần lưu ý kĩ không dùng đá hoặc khăn lạnh chườm trực tiếp quá lâu trên vùng da này nhé, vì nếu không cẩn thận sẽ làm cho tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
Bước 2: Đắp mặt nạ chữa cháy nắng cho da
Da bị cháy nắng có trắng lại được không? Hãy áp dụng đắp các mặt nạ khôi phục làn da bằng các nguyên liệu từ tự nhiên dưới đây sẽ giúp bạn lấy lại được làn da trắng sáng như ban đầu. Cùng kiên trì thực hiện đều đặn để có được kết quả như mong muốn nhé.
1.Mặt nạ sữa chua phục hồi da cháy nắng hiệu quả
Dùng sữa chua không đường được bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị cháy nắng, kết hợp với massage nhẹ nhàng trong khoảng 5-10 phút, sau cùng rửa sạch lại với nước mát là xong.
2.Làm dịu da nhanh với gel nha đam
Nha đam bạn gọt bỏ vỏ, sau đó trích lấy phần gel bên trong và thoa trực tiếp lên vùng da cháy nắng. Để yên khoảng 5 phút và sau đó rửa lại bằng nước sạch.
3.Mặt nạ dưa leo giúp cấp ẩm cho da bị cháy nắng
Chọn quả dưa leo còn tươi, mọng nước và cắt thành từng lát mỏng, sau đó đắp lên vùng da bị cháy nắng sẽ giúp cho làn da được phục hồi nhanh chóng.
Để bảo vệ làn da bị cháy nắng cũng như ngăn ngừa tình trạng này diễn ra thì chị em nên học cách bảo vệ cho làn da của mình bằng kem chống nắng, mặc quần áo chống nắng, hạn chế ra đường trong khoảng thời gian từ 11h – 16h vì đây là thời gian mà cường độ tia cực tím xảy ra mạnh nhất.