Kinh nguyệt kéo dài (rong kinh) nếu xảy ra thường xuyên không chỉ gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày của các chị em, mà còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm hoặc rối loạn nội tiết tố. Vậy cách điều trị kinh nguyệt kéo dài như thế nào?
1. Kinh nguyệt kéo dài là gì?
Kinh nguyệt bị kéo dài nhiều ngày (hay còn gọi là rong kinh) là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài bất thường (thường là trên 7 ngày), có tính lặp đi lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt.
Một chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ trưởng thành, khỏe mạnh trung bình từ 28 đến 32 ngày. Thời gian hành kinh từ 3 – 5 ngày với lượng máu mất đi khoảng 50 – 80ml/chu kỳ. Khi bị rong kinh, lượng máu mất đi sẽ vượt qua 80ml/chu kỳ kinh nguyệt, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày.
2. Nguyên nhân khiến kinh nguyệt kéo dài
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây rong kinh gồm có nguyên nhân cơ năng (rối loạn nội tiết tố) và nguyên nhân thực thể (các bệnh lý), cụ thể:
Nguyên nhân cơ năng (do sự rối loạn nội tiết tố)
Sự rối loạn nội tiết tố nữ thường xảy ra nhất ở tuổi dậy thì và thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh.
– Kinh nguyệt kéo dài ở tuổi dậy thì
Ngay sau khi hành kinh lần đầu tiên, trong vòng 2 năm sau đó, các bạn nữ có thể gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân là do nội tiết tố và hoạt động chế tiết của buồng trứng, tử cung dần hoàn thiện. Do vậy, chu kỳ kinh nguyệt có thể bị rối loạn và ra nhiều huyết hơn.
– Kinh nguyệt kéo dài ở tuổi tiền mãn kinh
Đến độ tuổi tiền mãn kinh, nồng độ nội tiết tố nữ sụt giảm nghiêm trọng. Lúc này, chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu thưa dần hoặc trở nên thất thường, ra máu kéo dài và ra nhiều hoặc ít hơn.
Nguyên nhân thực thể (do các bệnh lý)
Mắc các bệnh lý tại tử cung hoặc buồng trứng cũng là một trong những nguyên nhân khiến kinh nguyệt kéo dài. Một số bệnh lý dẫn đến rong kinh có thể kể đến như: viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, polyp nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, hội chứng buồng trứng đa nang…
Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác khiến thời gian hành kinh kéo dài như:
- Đặt vòng tránh thai trong buồng tử cung.
- Một số tác dụng phụ của thuốc như thuốc kháng viêm, thuốc chống đông máu như Warfarin hoặc Enoxaparin, thuốc nội tiết Estrogen và Progestin.
- Mắc các bệnh lý toàn thân gây rối loạn hoạt động vùng dưới đồi, bệnh lý tuyến yên, bệnh tuyến giáp, xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn cầm máu, bệnh gan, bệnh thận…
3. Chu kỳ kinh nguyệt dài 7-10 ngày có nguy hiểm không?
Chu kỳ kinh đều đặn là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Vì vậy, dù kinh nguyệt kéo dài do rối loạn nội tiết tố hay do các bệnh lý đều nguy hiểm đối với sức khỏe.
Kinh nguyệt kéo dài gây mất máu, có thể dẫn đến bệnh thiếu máu với các biểu hiện như mệt mỏi, khó thở… Ngoài ra, thời gian hành kinh kéo dài còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm sinh dục, tăng nguy cơ vô sinh nếu không được điều trị kịp thời.
Không chỉ vậy, nếu rối loạn nội tiết sẽ khiến sức khỏe toàn thân xuống dốc không phanh và dẫn đến nhiều trục trặc khác như:
- Đau nhức xương khớp, loãng xương.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, huyết áp…
- Rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, giảm trí nhớ.
- Bốc hỏa, cáu gắt, lo âu, trầm cảm, đổ mồ hôi đêm.
- Làn da trở nên nhăn nheo, khô sạm và không đều màu.
- Giảm ham muốn, khó đạt khoái cảm.
- Khô âm đạo, đau rát khi quan hệ.
4. Cách điều trị kinh nguyệt kéo dài hiệu quả
Để điều trị rong kinh hiệu quả, tốt nhất khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có cách chữa trị phù hợp.
Các phương pháp điều trị kinh nguyệt kéo dài phổ biến hiện nay:
Dùng thuốc Tây
Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc để điều hòa kinh nguyệt như thuốc bổ sung hormone, thuốc kháng viêm không steroid, viên uống tránh thai chứa progestin.
Phẫu thuật
Nếu việc dùng thuốc không có hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật) như cắt bỏ tử cung, cắt bỏ niêm mạc tử cung… Các can thiệp ngoại khoa này chỉ được áp dụng cho phụ nữ không có nhu cầu sinh con.
Nếu kinh nguyệt bị kéo dài do các bệnh lý phụ khoa hoặc bệnh lý toàn thân, bác sĩ sẽ chỉ định các can thiệp y khoa hoặc dùng thuốc theo phác đồ điều trị. Khi tình trạng bệnh được cải thiện hoặc khỏi hẳn thì hiện tượng rong kinh cũng được cải thiện theo.
Ngoài 2 cách điều trị kinh nguyệt kéo dài trên, nếu bạn chỉ bị kinh nguyệt ra nhiều mức độ nhẹ, và chỉ xuất hiện 1-2 tháng thì có thể cải thiện tình trạng này bằng cách:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Nên ăn nhiều trái cây và rau quả, đặc biệt là các loại cam quýt và rau màu xanh đậm để giúp cơ thể phục hồi lượng vitamin C và chất sắt bị mất khi hành kinh kéo dài.
- Thay đổi lối sống và sinh hoạt. Nên nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc quá sức và căng thẳng kéo dài.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ để ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm và các bệnh lý phụ khoa.
- Bổ sung sắt cho cơ thể bằng các thực phẩm giàu sắt hoặc viên uống bổ sung sắt.
- Tập thể dục thể thao điều độ. Bạn có thể lựa chọn các bộ môn thể dục nhẹ nhàng nhưng nên tập đều đặn và thường xuyên. Bạn có thể tập yoga để giúp giảm căng thẳng và co cứng cơ cũng như giảm bớt sự khó chịu của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
5. Làm thế nào để điều hòa kinh nguyệt, cân bằng nội tiết tố?
Kinh nguyệt bị chi phối trực tiếp bởi nội tiết. Vì vậy để điều hòa kinh nguyệt và cân bằng nội tiết tố hiệu quả, nhất là phụ nữ sau tuổi 30, nội tiết suy giảm dần về lâu dài có thể kéo theo nhiều trục trặc cho sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ mà điển hình là tình trạng kinh nguyệt kéo dài.
Viên uống nội tiết Labcos Soy Isoflavon Nhật Bản là sản phẩm giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt được nhiều chuyên gia khuyên dùng. Sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại Nhật, với dây chuyền công nghệ hiện đại với các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng. Đặc biệt, các thành phần trong Labcos Soy Isoflavon đã được kiểm chứng khoa học về công dụng cũng như độ an toàn cho sức khỏe.