12 hoạt chất trị nám được bác sỹ da liễu khuyên dùng

Khoa học hiện đại đã cho ra đời rất nhiều hoạt chất trị nám. Mỗi hoạt chất sẽ có tác dụng riêng đến quá trình hình thành sắc tố melanin gây nám da. Cùng tìm hiểu 12 hoạt chất sau đây để có thể lựa chọn cho mình dòng sản phẩm phù hợp nhé:

12 hoạt chất trị nám

1.1 Hoạt chất Arbutin

Arbutin là hoạt chất tương đối an toàn và thường được chiết xuất từ cây việt quất, lê,… nó cũng được cho rằng ít nhạy cảm với ánh nắng mặt trời vì vậy hứa hẹn là chất thay thế cho hydroquinone mà ít gây độc hơn.

Arbutin
Arbutin

Hoạt chất trị nám Arbutin cản trở hoạt động của enzyme tyrosine từ đó ức chế sản xuất và hình thành melanin từ đó làm sáng da tổng thể hoặc điều trị các rối loạn tăng sắc tố da như nám khi kết hợp với các hoạt chất làm sáng da khá như acid kojic, vitamin C hoặc niacinamide.

Trong một nghiên cứu với sự tham gia của 80 người bị nám trong vòng 1 tháng, các nhà khoa học đã so sánh hiệu quả của alpha-arbutin với hydroquinone và axit kojic. Họ nhận thấy rằng tác dụng bôi alpha-arbutin làm tăng độ sáng của da 60% so với hydroquinone, và 25% so với axit kojic.

Các nghiên cứu cho rằng 7% Arbutin là nồng độ lý tưởng để sử dụng điều trị nám và tùy thuộc vào tình trạng nám mà kết quả có thể nhìn thấy sớm nhất sau 4 tuần điều trị.

Do nguồn gốc chiết xuất từ thực vật nên arbutin được cho là khá an toàn và ít gây tác dụng phụ. Có thể có hiện tượng châm chích nhẹ và ửng đỏ da.

Arbutin có trong Kem Sumdfine White Cream Dark Spot được dùng trong điều trị nám

1.2 Hoạt chất Hydroquinone (HQ):

Hydroquinone (HQ) là hợp chất hydroxyphenolic và hoạt động như một chất chống oxy hóa. HQ can thiệp vào quá trình sản xuất melanin bằng cách ức chế chuyển đổi enzyme tyrosine thành DOPA. Enzyme tyrosine là một axit amin cần thiết để tạo ra melanin. Vì sự ức chế sản xuất cũng như phá hủy melanin mà HQ cho tác dụng làm sáng các vùng da sẫm màu.

Hàm lượng tối thiểu an toàn và lý tưởng nhất để bắt đầu điều trị nám bằng HQ là 2%, hàm lượng này cũng có thể cao hơn tùy thuộc vào tình trạng nám và độ dung nạp trên da, điều này sẽ được chỉ định bởi các bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu có chuyên môn với mức tối đa cho phép là 5%.

Viện Hàn lâm da liễu Hoa Kỳ từng gửi một lá thư kiến nghị đến FDA cho rằng HQ nồng độ 4% là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân khi được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ da liễu.

Hiệu quả làm sáng của HQ bắt đầu cho thấy sau điều trị từ 5-7 tuần. Điều trị tiếp tục trong ít nhất 3 tháng cho đến 1 năm.

Tác dụng của hoạt chất điều trị nám hydroquinone

Thông thường người ta không sử dụng đơn độc hoạt chất trị nám HQ mà có thể kết hợp với kem chống nắng, steroid, retinoid và axit glycolic để tăng hiệu quả điều trị.

Có thể có hiện tượng kích ứng khi lần đầu tiên da tiếp xúc với HQ, kích ứng được biểu hiện qua các hiện tượng như khô da, ngứa, ban đỏ hoặc viêm da tiếp xúc

HQ hiện được xem là tiêu chuẩn vàng và lựa chọn đầu tay trong điều trị nám hiện nay tuy nhiên các cơ quan quản lý tại Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ vẫn chưa thực sự cho rằng HQ là hoàn toàn an toàn cho da, vì vậy ở một số nước HQ bị cấm trong mỹ phẩm. Điều này thôi thúc việc tìm ra các hoạt chất có tác dụng thay thế nhưng ít gây độc hơn.

1.3 Hoạt chất Pidobenzone:

Đứng trước vấn đề hydroquinone gây ra nhiều tác dụng phụ trên da, các nhà khoa học đã tìm ra pidobenzone – thế hệ 2 của hydroquinone – tác dụng tương tự nhưng an toàn không để lại tác dụng phụ trên da.

Hoạt chất trị nám pidobenzone này sau khi chứng minh hiệu quả đã được viện bào chế Fruilchem spa, Italia đăng kí bảo hộ độc quyền trên toàn thế giới.

Đây là hợp chất đem lại bước tiến mới trong điều trị nám giai đoạn này.

1.4 Hoạt chất Acid azelaic:

Là một acid dicarboxylic không bão hòa, acid azelic hoạt động trên da như một loại tẩy tế bào chết hóa học. Acid azelaic có nguồn gốc từ ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì.

Acid azelaic ban đầu được sử dụng để điều trị rosacea và trị mụn trứng cá vì khả năng kháng viêm và tiêu diệt vi khuẩn đáng kinh ngạc. Sau này do khả năng ức chế cạnh tranh của Acid azelaic với enzyme tyrosine mà nó được áp dụng trong điều trị các rối loạn tăng sắc tố trong đó có nám.

Một nghiên cứ mù đôi ngẫu nhiên chỉ ra tác dụng tương đương khi sử dụng Acid azelaic nồng độ 20% và Quinonine 4%. Tác dụng của Acid azelaic không vượt trội hơn so với Quninone 4% nhưng có thể xem như liệu pháp thay thế vì nó có ít tác dụng phụ hơn.

Một vài nghiên cứu cho rằng sự kết hợp của Acid azelaic và 0,05% tretionin hoặc 15-20% acid glycolic mang lại hiệu quả nhanh chóng và rõ rệt hơn.

Nhìn chung hoạt chất trị nám Acid azelaic được đánh giá khá an toàn nhưng đôi khi nó gây ra các kích ứng như ngứa, phát ban, mẩn đỏ.

Hoạt chất điều trị nám mang tên acid azelic

1.5 Hoạt chất Acid Kojic:

Là một hoạt chất chống oxy hóa mạnh có nguồn gốc từ nấm, nó cũng là sản phẩm phụ khi lên men một số sản phẩm như rượu sake Nhật Bản, rượu gạo, nước tương. Hội đồng Chuyên gia Thành phần Mỹ phẩm (CIR) đánh giá Acid Kojic là an toàn trong mỹ phẩm ở nồng độ cho phép.

Acid kojic hoạt động như một chất ức chế và ngăn chặn sự hình thành của tyrosine, từ đó làm giảm sự tổng hợp melanin tạo ra tác dụng làm sáng da.

Acid Kojic
Acid Kojic

CIR cho rằng 1-2% acid kojic là nồng độ an toàn để sử dụng trong mỹ phẩm. Một nghiên cứu mù đôi chỉ ra rằng Kojic acid 2% kết hợp với Hydroquinone 2% cho kết quả vượt trội hơn hẳn so với Acid glycolic 10% kết hợp với Hydroquinone 2%

Viêm da tiếp xúc là tác dụng phụ thường gặp nhất của acid kojic, biểu hiện là mẩn đỏ, ngứa, phát ban, sưng và khó chịu tại vùng da tiếp xúc acid kojic.

Không nên sử dụng hoạt chất trị nám Acid kojic trên vùng da có vết thương hở vì một số quốc gia vẫn cho rằng có sự kết nối giữa Acid kojic và sự phát triển của ung thư.

1.6 Hoạt chất trị nám Retinoids

Là tên gọi chung cho các hợp chất hóa học dẫn xuất của vitamin A sử dụng trong mỹ phẩm. Bạn có thể gặp Retinoids dưới các tên gọi như Retinol, Tretinoin.

Theo Thư Viện Y Khoa Quốc Tế Hoa Kỳ: Retinoids đầu tiên được sử dụng kết hợp với Hydroquinone để làm tăng hiệu quả trị nám nhưng sau đó được công nhận bởi tác dụng riêng của nó. Retinoids khi bôi lên da sẽ sớm chuyển hóa thành Retinoic acid và chất này làm giảm hoạt động tyrosinase ngăn chặn sắc tố do tia UVB gây ra nên bên cạnh các tác dụng về trị mụn và chống lão hóa, Retinoids cũng được sử dụng như một liệu pháp trị các bệnh tăng sắc tố da như nám.

Nồng độ của retinoids tương đối phức tạp ở các dạng khác nhau. Ước chừng Tretinoin mạnh hơn Retinol gấp 20 lần. Các sản phẩm Retinol có thể có nồng độ từ 0,1%, 0,5%, 1%. Còn Tretionin thường tồn tại ở các nồng độ 0,025%, 0,05%, 0,1%.

Retinoids gây kích ứng khá mạnh nên được khuyên dùng bắt đầu với nồng độ thấp nhất và lượng dùng thấp nhất để giảm tối đa kích ứng trước khi sử dụng thường xuyên. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết bạn cần bắt đầu sử dụng Retinoids ở nồng độ nào và khi nào cần nâng nồng độ lên để tạo kết quả tốt cho quá trình điều trị.

Các kích ứng có thể có là sưng đỏ, khô da, bong tróc da. Vì ánh mặt trời có thể làm bất hoạt Retinoids mà chúng ta chỉ nên dùng vào buổi tối và sử dụng kem chống nắng vào ban ngày trong suốt thời gian sử dụng Retinoids để tránh tác dụng phụ cháy nắng.

điều trị nám với trentinoin

1.7 Hoạt chất Acid glycolic

Một axit alpha-hydrox thường được kết hợp với các tác nhân khác sử dụng trong điều trị nám.

Acid glycolic có khả năng tái tạo biểu bì và làm tăng tốc độ bong tróc da nên dẫn đến sự phân tán các sắc tố mang lại hiệu quả làm sáng da. Nó cũng trực tiếp làm giảm sự hình thành melanin trên cơ chế ức chế tyrosinase.

Hoạt chất trị nám Acid glycolid nồng độ từ 5-10% kết hợp với Hydroquinone 4% cho hiệu quả điều trị nám tốt đã được chứng minh qua một nghiên cứu trên một số bệnh nhân bị nám gốc Tây Ban Nha.

Một số kích ứng có thể xảy ra như khô da, phát ban đỏ và ngứa. Hãy bắt đầu với nồng độ thấp nhất để da được quen và sử dụng kèm kem dưỡng ẩm để tránh gây khô da.

Glycoic acid tẩy tế bào da chết và ngăn quá trình nám, tăng sắc tố

1.8 Hoạt chất Mequinol

Là một dẫn xuất của hydroquinone với kỳ vọng đem lại hiệu quả trị nám tốt nhưng ít gây độc hơn.

Mequinol ức chế cạnh tranh với sự hình thành tiền chất melanin cho hiệu quả làm sáng vùng da sẫm màu.

Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả điều trị nám tốt nhất khi kết hợp mequinol 2% và tretinoin 0,01%

Tác dụng không mong muốn mà mequinol có thể mang lại là ngứa, tê, bong tróc da.

1.9 Hoạt chất N-acetyl-4-S-cysteaminylphenol:

Theo Thư Viện Y Khóa Quốc Tế Hoa Kỳ: N-acetyl-4-S-cysteaminylphenol là một tác nhân phenolic cơ chế của N-acetyl-4-S-cysteaminylphenol là ức chế hoạt động của enzyme tyrosine từ đó làm giảm sự hình thành melanin.

Theo một nghiên cứu trên 12 bệnh nhân sử dụng hoạt chất tri nám N-acetyl-4-S-cysteaminylphenol dưới dạng nhũ tương dầu trong nước, 8% vết nám được loại bỏ, 66% vết nám mờ rõ rệt và 25% vết nám mờ đi. N-acetyl-4-S-cysteaminylphenol được cho là ổn định và ít gây tác dụng phụ hơn so với Hydroquinone, cho hiệu quả sau khoảng từ 2-4 tuần điều trị.

N-acetyl-4-S-cysteaminylphenol khá an toàn và ít có tác dụng phụ.

1.10 Hoạt chất trị nám Axit ascorbic:

Theo Thư Viện Y Khoa Quốc Tế Hoa Kỳ: Axit ascorbic là một dạng vitamin C nổi bật có tác dụng chống oxy hóa mạnh dùng trong da liễu với kỳ vọng làm sáng da và điều trị các tình trạng tăng sắc tố như nám.

Tuy nhiên acid ascorbic không ổn định và khó phân phối vào lớp hạ bì ở liều tối ưu nên các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm ra một giải pháp đưa loại hoạt chất này vào lớp hạ bì để tăng hiệu quả điều trị nám.

Acid ascorbic tồn tại trong các chế phẩm trên thị trường ở nồng độ 5-20% cho hiệu quả làm sáng các vùng da sẫm màu. Vì bản chất dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với ánh sáng và không khí nên hãy đảm bảo sản phẩm chứa acid ascorbic bạn chọn được bảo quản kín trong lọ thủy tinh tối màu.

Bạn có thể bắt đầu với một nồng độ thấp như 5% để da quen với sản phẩm sau đó tăng nồng độ thích hợp và duy trì trong khoảng thời gian ít nhất 4 tuần để thấy được hiệu quả.

Tuy tương đối an toàn và gần như không có tác dụng phụ nhưng đôi khi nổi mề đay và ban đỏ là hiện tượng kích ứng bạn có thể gặp phải khi sử dụng Acid ascorbic.

vitamin C hay còn gọi là acid ascobic

1.11 Hoạt chất Niacinamide

Là một dẫn xuất của vitamin B3.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng Niacinamide không làm ảnh hưởng đến hoạt động của tyrosine nhưng nó làm giảm sắc tố thông qua việc ngăn chặn sự chuyển hóa melanosome từ melanocyte đến bề mặt da lên đến 68%. Nói cách khác Niacinamide ngăn chặn sự tích tụ melanin tại lớp biểu bì làm da sẫm màu.

Niacinamide

Các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng sử dụng hoạt chất trị nám Niacinamide 4-5% trong vòng 8 tuần làm giảm lượng hắc sắc tố đáng kể cho hiệu quả điều trị tương đương Hydroquinone với ít tác dụng phụ hơn.

Niacinamide được cho là hoạt chất khá an toàn và hiệu quả cho đến hiện nay.

Tác dụng phụ có thể là ban đỏ, mẩn ngứa ở mức độ khá nhẹ.

1.12 Các dẫn xuất của cam thảo điều trị nám

Có nguồn gốc từ rễ cây Glycyrrihia glabra, chiết xuất cam thảo thường được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền Trung Hoa. Thành phần chính kỵ nước trong cam thảo là glabridin có khả năng ngăn ngừa sạm da do UVB và ức chế hoạt động của tyrosinase,từ đó làm giảm sản xuất melanin – nguyên nhân gây nám sạm da. Ngoài ra, trong chiết xuất cam thảo còn chứa liquiritin và isoliquertin, liquiritin là flavonoid chứa đường có tác dụng phân tán melanin và làm sáng da. Một số dẫn xuất của cam thảo bao gồm:

Glabridin

Được chiết xuất từ ​​rễ của cây cam thảo hoạt động bằng cách ngăn ngừa sạm da do UVB và tyrosinase mà không ảnh hưởng đến sự tổng hợp DNA. Glabridin nồng độ 10-40% được cho là nồng độ an toàn mang lại hiệu quả trị nám trông thấy sau 8 tuần điều trị

Liquiritin

Một thành phần flavonoid của cam thảo, có nhiều đặc tính bao gồm phân tán melanin, giảm viêm và làm sáng da. 4% Liquiritin trong 8 tuần điều trị được chứng minh là nồng độ an toàn cho hiệu quả trị nám tương đương Hydroquinone 2% .

Do nguồn gốc từ thực vật nên khả năng kích ứng của 2 hoạt chất này hầu như là rất thấp

Flavonoid

Là các hợp chất polyphenolic tự nhiên trong lá, vỏ cây, hoa thực vật có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, giảm sắc tố

Một số Flavonoid từ thực vật được cho là có khả năng trị nám:

Aloesin từ cây lô hội

Cơ chế tác dụng là ức chế cạnh tranh chức năng của tyrosine hỗ trợ giảm sản xuất melanin, tuy nhiên đây là hợp chất thân nước nên khả năng thấm qua da tương đối kém, người ta thường sử dụng kết hợp với arbutin để tạo tác động hiệp lực trên tyrosine tăng tác dụng điều trị nám mà không gây độc tế bào.

Axit gentisic

Là dẫn xuất tự nhiên từ rễ cây long đởm, được sử dụng như một tiền dược của Hydroquinone gây ức chế enzym tyrosinase. Methyl gentisate ít gây độc tế bào.

  1. Các dạng bào chế và cách sử dụng

Các hoạt chất trị nám kể trên đa số được sản xuất dưới dạng kem, gel bôi ngoài da. Đôi khi là huyết thanh, nhũ tương.

Kiểm tra dị ứng bằng cách sử dụng một lượng kem trị nám trên vùng da nhỏ, nếu không xảy ra kích ứng như mẩn đỏ, ngứa, nổi mề đay… sau 24h thì có thể bắt đầu điều trị liên tục theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bác sĩ da liễu.

Bôi một lượng vừa đủ kem trị nám lên vùng da cần điều trị đã được làm sạch và lau khô, tránh vùng mắt.

3. Lưu ý trong quá trình sử dụng các hoạt chất trị nám

Dưới đây là 3 lưu ý trong quá trình sử dụng các hoạt chất trị nám

Việc sử dụng các hoạt chất điều trị nám kể trên trong thời gian dài được cho là khiến da bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng nên chú ý việc bảo vệ da bạn bằng kem chống nắng và quần áo che nắng trong suốt quá trình điều trị.

Ưu tiên chọn các sản phẩm kết hợp giữa các hoạt chất để mang lại hiệu quả tốt hơn cho điều trị và giảm đi tác dụng phụ.

Chưa có nghiên cứu rõ ràng về tác dụng có hại trên phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì vậy nếu bạn đang mang thai, có kế hoạch mang thai hoặc đang cho con bú thì không được tự ý sử dụng các loại kem trị nám, hãy tham khảo thêm bác sĩ da liễu.

Nội dung trên đây chia sẻ 13 loại hoạt chất trị nám được các bác sỹ da liễu khuyên dùng hiện nay. Chị em cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn cho mình những chế phẩm phù hợp nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *