Tuổi tiền mãn kinh thường bắt đầu từ bao nhiêu?

Giai đoạn tiền mãn kinh là thời điểm các nội tiết tố trong cơ thể bắt đầu suy giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm sinh lý của chị em. Vậy việc xác định độ tuổi tiền mãn kinh ở phụ nữ thường bắt đầu từ bao nhiêu và tiền mãn kinh sớm là như thế nào sẽ giúp chị em phụ nữ có thể nhận biết sớm giai đoạn này để cải thiện kịp thời.

1. Tiền mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh là giai đoạn trước mãn kinh ở người phụ nữ, là lúc mà nội tiết tố nữ estrogen bị suy giảm nhiều gây ra những triệu chứng đầu tiên của rối loạn quanh mãn kinh.

Tiền mãn kinh là khoảng thời gian trước giai đoạn mãn kinh của một người phụ nữ. Ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh sẽ có những thay đổi về nồng độ estrogen và progesterone – hai kích thích tố nữ được sản sinh ra tại buồng trứng. Nhưng giai đoạn này, hoạt động buồng trứng bắt đầu suy giảm và có sự mất cân bằng các nội tiết tố nữ khiến kinh nguyệt không đều và kéo dài nhiều ngày. Những thay đổi về nội tiết có thể dẫn đến các triệu chứng như bốc hỏa, rối loạn vận mạch… có thể kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi người phụ nữ không có kinh. Trong khoảng thời gian này, chu kỳ kinh nguyệt của chị em có thể bị rối loạn – mất kinh một thời gian sau đó lại có.

Nếu trong hơn 12 tháng bạn không có kinh nguyệt (trừ những trường hợp sau sinh con) thì rất có thể bạn đang trong giai đoạn mãn kinh. Đa số phụ nữ đều phải trải qua khoảng thời gian trước khi mãn kinh được gọi tuổi tiền mãn kinh, có nhiều thay đổi cả về chức năng sinh sản và tâm lý, gây nhiều phiền toái cho bản thân người phụ nữ cũng như gia đình.

Giai đoạn tiền mãn kinh là quy luật tự nhiên khó tránh được. Cùng với sự suy giảm nội tiết tố nữ thì lượng gốc tự do cũng được sinh ra với tốc độ mạnh hơn, gây nên hiện tượng lão hóa toàn diện ở người phụ nữ. Khi đó, chị em sẽ đối mặt với sự xuống cấp về nhan sắc, tâm sinh lý và sức khỏe.

2. Độ tuổi tiền mãn kinh là bao nhiêu?

Thông thường, thời gian bắt đầu giai đoạn tiền mãn kinh ở mỗi phụ nữ là khác nhau vì thể chất mỗi người mỗi kiểu. Tuy nhiên, theo thống kê, đa phần phụ nữ đối mặt với tuổi tiền mãn kinh khi ở độ tuổi 40- 47.

Giai đoạn tiền mãn kinh diễn ra ngắn hay kéo dài phụ thuộc vào nội tiết trong cơ thể mỗi người, có người chỉ phải chịu thời kỳ này 2 – 3 năm tuy nhiên cũng có người phải chật vật suốt 7 – 8 năm.

Mốc đánh dấu thời kỳ tiền mãn kinh chấm dứt là khi người phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh – được xác định sau 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt. Dẫu vậy, cũng có không ít trường hợp các triệu chứng khó chịu từ giai đoạn tiền mãn kinh và vấn đề sức khỏe vẫn có thể tiếp tục diễn tiến trong thời kỳ mãn kinh.

Đa phần phụ nữ đối mặt với tuổi tiền mãn kinh khi ở khoảng 40 – 47 tuổi

3. Tiền mãn kinh sớm là như thế nào?

Tuy nhiên, không phải người nào cũng có tuổi tiền mãn kinh cũng giống nhau. Có người tiền mãn kinh sớm, có người tiền mãn kinh muộn và cũng có người tiền mãn kinh đúng tuổi bình thường.

Tuổi tiền mãn kinh bình thường và được gọi là mãn kinh đúng tuổi là khoảng ngoài 50 tuổi, tiền mãn kinh xảy ra chừng độ trước 2-5 năm. Tức là tiền mãn kinh xuất hiện ở tuổi 40 – 47 tuổi. Còn tiền mãn kinh sớm là tình trạng tiền mãn kinh xảy ra trước tuổi 40. Nếu ở độ tuổi này mà người phụ nữ không có chu kỳ kinh nguyệt thì lúc này được gọi là tiền mãn kinh sớm. Tiền mãn kinh muộn là tiền mãn kinh xảy ra sau độ tuổi 60.

Xét riêng chuyện tiền mãn kinh sớm cũng đã thấy có sự lão hóa sớm hay kết thúc chu kỳ sớm của người phụ nữ. Tiền mãn kinh sớm là biểu hiện sự lão hóa cơ quan sinh dục và các cơ quan nội tiết sinh dục sớm. Vì suy cho cùng tiền mãn kinh xảy ra khi có sự suy giảm về hormon sinh dục nữ giới. Sự hạ xuống mức thấp hai hormon sinh dục nữ là estrogen và progesteron đã làm thay đổi cơ thể. Điều này cho thấy nội tại cơ thể có những sự chuyển biến khác thường, nhất là trên cơ quan sinh sản. Những sự chuyển biến khác thường này là những chuyển biến không có lợi với cơ thể. Như vậy có nghĩa là tiền mãn kinh sớm có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định về sức khỏe.

Các dấu hiệu của tiền mãn kinh sớm cũng giống như các dấu hiệu của một giai đoạn tiền mãn kinh bình thường, chỉ khác nó xảy ra sớm hơn, trước 40 tuổi.

Người tiền mãn kinh sớm còn phải đối mặt với các nguy cơ khác. Hệ trọng nhất đó nguy cơ bị bệnh tim mạch lớn hơn nhiều so với người có sự mãn kinh bình thường. Không những thế họ còn dễ bị bệnh nặng hơn và dễ bị tử vong hơn. Họ cũng sẽ bị tăng nguy cơ và mức độ loãng xương do mãn kinh sớm gây ra. Họ sẽ là người bị loãng xương sớm hơn, nặng hơn và dễ bị gãy xương hơn so với các phụ nữ thông thường. Các bệnh về răng miệng cũng hay xảy ra hơn và bệnh đục thủy tinh thể có thể rất trầm trọng ở một số người.

4. Dấu hiệu tiền mãn kinh ở phụ nữ

Phụ nữ có thể dễ dàng nhận biết giai đoạn tiền mãn kinh đã “gõ cửa” hay chưa dựa vào các dấu hiệu dưới đây:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Khi bước vào tuổi tiền mãn kinh, chị em phụ nữ sẽ thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình trở nên thất thường, tháng có tháng không, chu kỳ kinh thưa hơn, thậm chí là mất kinh; lượng máu kinh trở nên ít hơn; số ngày kinh kéo dài,…
  • Khô hạn, giảm ham muốn: Phụ nữ tiền mãn kinh thường bị suy giảm ham muốn, âm đạo khô, giảm khoái cảm và khó đạt cực khoái niêm mạc âm đạo khô và teo, dễ bị tổn thương hoặc dễ chảy máu. Sự suy giảm estrogen khiến âm đạo khô, lượng dịch tiết ra bôi trơn kém đi, độ đàn hồi của “cô bé” cũng giảm đi.
  • Bốc hỏa, hay cáu gắt: Theo các thống kê, khoảng 75% phụ nữ tiền mãn kinh phải chịu đựng những cơn nóng thất thường với mức độ từ nhẹ tới nặng, kèm theo đổ mồ hôi liên tục, nhất là về đêm.
  • Thường xuyên gặp các vấn đề về giấc ngủ: Không ít chị em ở lứa tuổi tiền mãn kinh than phiền về tình trạng khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc,…
  • Nám, sạm, da khô nhăn, rụng tóc: Khi estrogen bị suy giảm, làn da sẽ trở nên mỏng hơn, kém đàn hồi, khô và lộ rõ nếp nhăn. Đồng thời, các vết nám, sạm, tàn nhang cũng xuất hiện trên da nhiều hơn. Bên cạnh đó, tóc mất dần sắc tố và chuyển sang hoa râm.
  • Nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và xương khớp: Nội tiết tố estrogen suy giảm làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và xương khớp bởi bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giúp gắn kết canxi va khung xương, chống loãng xương là nhiệm vụ của estrogen.
  • Nhiễm trùng đường tiểu: Chị em có thể nhận thấy dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu là đi tiểu nhiều, tiểu rắt, đau khi đi tiểu,..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *