Mụn trứng cá mọc ở môi, quanh miệng và cách xử lý

Mụn trứng cá mọc ở môi và quanh miệng không chỉ gây sưng tấy, đau nhức và khó chịu mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và ngoại hình. Để xử lý nốt mụn nhanh chóng và hạn chế tối đa sẹo thâm, sẹo lõm, bạn có thể áp dụng một số mẹo giảm mụn cấp tốc, sử dụng kem trị mụn và lấy nhân mụn/ dẫn lưu mủ khi cần thiết.

Nhận biết mụn trứng cá mọc ở môi, quanh miệng

Mụn trứng cá tình trạng da liễu phổ biến ở cả nam và nữ giới. Tình trạng này xảy ra khi nang lông – tuyến bã bị tổn thương do vi khuẩn P. acnes phát triển quá mức, da bài tiết quá nhiều dầu thừa và nang lông bị sừng hóa, bít tắc. Thông thường, mụn trứng cá thường xuất hiện ở những vùng da tiết nhiều bã nhờn như má, cằm và mũi. Tuy nhiên, nốt mụn cũng có thể xuất hiện ở những vị trí ít gặp hơn như môi và quanh miệng.

Các dấu hiệu nhận biết mụn trứng cá mọc môi và quanh miệng:

  • Xuất hiện một hoặc nhiều nốt mụn đỏ xung quanh môi và miệng
  • Nốt mụn sưng đỏ nhẹ, đầu mụn có mủ trắng
  • Kích thước nốt mụn đa dạng tùy theo mức độ viêm
  • Vùng da bị mụn có thể bị ngứa ngáy và nóng rát nhẹ
  • Trong trường hợp nặng, mụn có thể gây đau nhức và ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống, giao tiếp

Tình trạng nổi mụn trứng ở môi và quanh miệng thường gặp nhiều ở tuổi dậy thì và người dưới 35 tuổi. Người trung niên và cao tuổi hiếm khi gặp phải tình trạng này do hoạt động của tuyến bã nhờn suy giảm dần theo độ tuổi.

Nguyên nhân gây nổi mụn trứng cá ở môi và quanh miệng

Nguyên nhân trực tiếp gây ra mụn trứng cá là do da bài tiết quá nhiều bã nhờn khiến nang lông bị bít tắc, sừng hóa và tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn P. acnes phát triển mạnh. Tuy nhiên trên thực tế, mụn trứng cá chỉ xuất hiện môi và quanh miệng khi có những yếu tố thuận lợi sau:

1. Vệ sinh da mặt không đúng cách

Vệ sinh da mặt không đúng cách là nguyên nhân chủ yếu gây ra mụn trứng cá ở cằm, má, môi và xung quanh miệng. Bụi bẩn, da chết và bã nhờn không được làm sạch hoàn toàn có xu hướng ứ đọng bên trong nang lông dẫn đến hiện tượng sừng hóa lỗ chân lông. Nang lông bị bít tắc tạo môi trường yếm khí để vi khuẩn P. acnes phát triển mạnh và gây ra mụn viêm, mụn bọc.

Ngoài ra, thói quen vệ sinh kém còn khiến da nhanh lão hóa, đen sạm và phải đối mặt với một số vấn đề da liễu khác như lỗ chân lông to, tàn nhang, nám sạm, nấm da và kích thích bùng phát một số bệnh da liễu mãn tính.

2. Dùng mỹ phẩm không phù hợp với loại da

Nổi mụn trứng cá còn có thể xảy ra do sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với loại da. Nếu có làn da dầu, nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ và thấm nhanh để tránh tình trạng da bết rít. Ngược lại, người có làn da khô nên sử dụng sản phẩm có kết cấu dày và ẩm để ngăn ngừa hiện tượng thoát hơi nước.

Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với loại da có thể khiến da bị khô căng quá mức hoặc tiết quá nhiều bã nhờn. Bã nhờn được bài tiết nhiều làm tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông và gây ra mụn.

3. Lạm dụng thuốc bôi chứa corticoid

Thuốc bôi chứa corticoid được sử dụng để điều trị các bệnh da liễu đặc trưng bởi hiện tượng viêm đỏ và ngứa ngáy như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, chàm,… Mặc dù đem lại hiệu quả nhanh nhưng loại thuốc này tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng nếu lạm dụng quá mức.

Sử dụng corticoid dài ngày có thể khiến da suy giảm chức năng đề kháng và gây nổi mụn trứng ồ ạt. Vì vậy ở một số ít trường hợp, nổi mụn trứng ở môi và quanh miệng có thể là hệ quả do lạm dụng thuốc bôi corticoid để điều trị chàm môi và các bệnh da liễu thường gặp khác.

4. Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố không chỉ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới mà còn chi phối đến hoạt động bài tiết bã nhờn. Các nghiên cứu cho thấy, mất cân bằng giữa hormone estrogen và progesterone có thể khiến da đổ nhiều dầu thừa, bóng nhờn và dễ nổi mụn.

Ở giai đoạn tuổi dậy thì, hormone androgen có xu hướng tăng mạnh để thúc đẩy các cơ quan phát triển hoàn chỉnh. Tuy nhiên, hormone này còn chi phối hoạt động tiết bài tiết dầu của da. Androgen tăng mạnh khiến lỗ chân lông sản xuất nhiều bã nhờn và có nguy cơ bị mụn trứng cá cao.

5. Do thói quen ăn uống

Mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng thói quen ăn uống là một trong những yếu tố tác động đến tình trạng mụn trứng cá trên da. Thường xuyên sử dụng đồ uống và thực phẩm chứa nhiều gia vị, đường và chất bảo quản có thể khiến da tăng tiết bã nhờn và dễ nổi mụn hơn so với người có chế độ lành mạnh, khoa học.

Ngoài ra, thói quen ăn uống bừa bãi còn làm tăng mức độ viêm đỏ ở nốt mụn và khiến nốt mụn dễ để lại sẹo thâm, sẹo lõm.

6. Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, tình trạng nổi mụn trứng cá ở môi và quanh miệng còn có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

  • Không giặt khẩu trang thường xuyên khiến vi khuẩn tích tụ, phát triển mạnh và gây ra mụn
  • Trang điểm thường xuyên, lớp trang điểm dày khiến da bị bí và dễ hình thành mụn
  • Ảnh hưởng của một số bệnh lý như bệnh Cushing, cường giáp, hội chứng buồng trứng đa nang
  • Tính chất công việc phải thường xuyên tiếp xúc với dầu và bụi bẩn
  • Có thói quen sờ tay lên mặt

Cách xử lý nổi mụn trứng cá ở môi và quanh miệng nhanh chóng

Mụn trứng cá ở môi và quanh miệng ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và tâm lý. Hơn nữa nếu xử lý không đúng cách, da có thể bị tổn thương nặng và dễ để lại sẹo thâm, sẹo lõm.

Khác với những vùng da thông thường, vùng da ở môi và quanh miệng tương đối nhạy cảm. Vì vậy, bạn cần xử lý nốt mụn đúng cách để tránh gây thương tổn da. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn “đánh bay” các nốt mụn xấu xí ở môi và vùng da quanh miệng an toàn, dễ thực hiện.

1. Mẹo giảm mụn trứng cá ở môi cấp tốc

Khi nốt mụn mới mọc, bạn có thể áp dụng một số mẹo giảm mụn “cấp tốc” để cải thiện tình trạng tấy đỏ, ngứa ngáy và sưng nóng. Áp dụng các biện pháp này kịp thời giúp nốt mụn giảm sưng và hạn chế mức độ tổn thương da đáng kể.

Một số mẹo giảm mụn trứng cá ở môi và quanh miệng “cấp tốc”:

  • Ngay khi nhận thấy nốt mụn mọc ở môi và quanh miệng, nên sử dụng khăn sạch, mềm và ẩm lau nhẹ nhàng lên da để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và da chết. Những tác nhân này có thể khiến nốt mụn dễ bị tấy đỏ nặng và ngứa ngáy nhiều.
  • Sau đó, sử dụng viên đá lăn nhẹ lên nốt mụn sưng đỏ để giảm viêm và sát khuẩn. Khi lăn, nên thao tác nhẹ nhàng để tránh kích ứng và tổn thương da. Chỉ sau 1 – 3 phút, nốt mụn sẽ giảm tấy đỏ và ngứa ngáy rõ rệt.

2. Sử dụng kem trị mụn

Sau khi áp dụng các mẹo xử lý mụn cấp tốc, bạn có thể sử dụng kem trị mụn để tiêu viêm, ức chế vi khuẩn và đẩy cồi mụn lên bề mặt da.

Có thể dùng kem trị mụn chứa Benzoyl peroxide, Sulfur, Acid salicylic,… để giảm viêm và tiêu sưng

Các loại kem trị mụn bạn có thể sử dụng để xử lý nốt mụn ở môi và xung quanh miệng:

  • Benzoyl peroxide: Benzoyl peroxide là hoạt chất điều trị mụn trứng cá được sử dụng phổ biến. Khi thoa trực tiếp lên nốt mụn, hoạt chất này có khả năng thẩm thấu sâu vào nhân mụn, phân tán oxy hóa và “vô hiệu hóa” hoạt động của vi khuẩn P. acnes. Ngoài ra, Benzoyl peroxide còn có tác dụng bong vảy, phá vỡ nút sừng ở lỗ chân lông và giúp nang lông thông thoáng. Sau khoảng vài ngày, nhân mụn sẽ khô dần và trồi lên hẳn bề mặt da.
  • Acid salicylic: Acid salicylic (BHA) là một loại axit có khả năng tan trong dầu, thẩm thấu sâu vào nang lông, làm sạch da chết và bã nhờn. BHA không tác động trực tiếp đến hoạt động của vi khuẩn gây mụn trứng cá. Tuy nhiên với cơ chế làm thông thoáng lỗ chân lông và kiểm soát bã nhờn, hoạt chất này có thể gom cồi mụn, đẩy nhân mụn lên bề mặt da và giảm hiện tượng tấy đỏ.
  • Sulfur: Sulfur (lưu huỳnh) là hoạt chất trị mụn có hoạt tính nhẹ. Vì vậy nếu không thể sử dụng BHA hoặc Benzoyl peroxide, bạn có thể sử dụng chế phẩm chứa hoạt chất này để kiểm soát nốt mụn trứng cá ở môi và quanh miệng. Lưu huỳnh có tác dụng tẩy tế bào chết nhẹ, làm thông thoáng lỗ chân lông và hấp thu lượng bã nhờn trong nốt mụn. Sau khoảng 2 – 3 ngày, nốt mụn sẽ khô dần lại và bạn có thể loại bỏ nhân mụn một cách dễ dàng.
  • Tea tree oil (tinh dầu tràm trà): Nếu có làn da quá nhạy cảm và không thể sử dụng các hoạt chất trị mụn tổng hợp, bạn có thể dùng tinh dầu tràm trà để giảm viêm và cải thiện tình trạng mụn trên da. Tea tree oil có tác dụng giảm sưng, kháng khuẩn và ức chế vi khuẩn P. acnes. Mặc dù không cho hiệu quả nhanh như các loại kem trị mụn chứa hoạt chất tổng hợp nhưng tinh dầu tràm trà ít gây kích ứng, lành tính và an toàn với vùng da quanh miệng.

Ngoài những sản phẩm trên, bạn cũng có thể sử dụng một số loại kem trị mụn chứa các hoạt chất khác như resorcinol, AHA, acid azelaic, retinoid, tretinoin,… Tuy nhiên trước khi sử dụng, nên đọc kỹ hướng dẫn để sử dụng đúng cách và đúng liều lượng.

3. Lấy nhân mụn, dẫn lưu mủ

Thông thường sau khi sử dụng kem trị mụn, nhân mụn sẽ trồi lên hẳn bề mặt da và dễ dàng loại bỏ bằng dụng cụ nặn mụn. Ở một số trường hợp, nhân mụn cũng có thể rơi ra trong quá trình rửa mặt và tẩy trang. Tuy nhiên nếu số lượng mụn nhiều, nhân mụn ẩn sâu dưới da hoặc mụn phát triển thành nhọt, bạn buộc phải đến phòng khám da liễu để được lấy nhân mụn và dẫn lưu mủ trong trường hợp cần thiết.

  • Lấy nhân mụn: Đối với những nốt mụn có nhân ẩn sâu dưới da, bạn cần đến phòng khám để được lấy nhân mụn chuẩn y khoa. Trước khi lấy nhân mụn, nhân viên y tế sẽ làm sạch da mặt, sát khuẩn và loại bỏ những nhân mụn già. Với những nốt mụn ẩn sâu dưới da và nhân mụn chưa khô hoàn toàn, bạn cần sử dụng kem trị mụn để đẩy mụn và quay trở lại sau 1 – 2 tuần để loại bỏ nhân mụn. Lấy nhân mụn đúng cách giúp hạn chế thâm sẹo và kích thích da phục hồi nhanh chóng. Ngược lại, tự nặn mụn tại nhà có thể gây viêm nhiễm và để sẹo lõm nặng.
  • Dẫn lưu mủ: Trong trường hợp nốt mụn chứa ổ mủ lớn, bác sĩ sẽ tiến hành chích rạch và dẫn lưu mủ. Sau khi dẫn lưu mủ, bác sĩ sẽ sát khuẩn và yêu cầu dùng thuốc bôi kháng sinh để ngăn ngừa tái nhiễm.

Phòng ngừa mụn trứng cá ở môi và quanh miệng

Mụn trứng cá ở môi và quanh miệng ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và tâm lý. Hơn nữa, các nốt mụn có kích thước lớn còn có thể gây tấy đỏ, đau nhức, ngứa ngáy và khó chịu. Vì vậy sau khi xử lý các nốt mụn “xấu xí”, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Làm sạch da là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa mụn trứng cá. Vì vậy, nên làm sạch da với sữa rửa mặt 2 lần/ ngày (sáng – tối) và nên dùng thêm tẩy trang nếu có trang điểm và dùng kem chống nắng.
  • Nên lau sạch miệng sau khi ăn uống. Vụn thức ăn có thể khiến da dễ kích ứng, tăng tiết bã nhờn và nổi mụn viêm ồ ạt.
  • Sử dụng kem đánh răng không chứa hương liệu và chất gây kích ứng để hạn chế tối đa mụn trứng cá ở vùng da xung quanh miệng.
  • Thận trọng khi lựa chọn son môi, son dưỡng và các sản phẩm chăm sóc da. Để hạn chế tối đa nguy cơ dị ứng và kích ứng, bạn nên trao đổi với bác sĩ da liễu để được tư vấn sản phẩm phù hợp nhất.
  • Thay đổi các thói quen có thể gây rối loạn nội tiết tố như thức khuya, căng thẳng,… để giảm nổi mụn trứng cá ở cằm và vùng da xung quanh miệng.
  • Khi cơ thể thiếu hụt collagen, da bị lão hõa cũng dễ bị nổi các loại mụn như mụn bọc, mụn mủ… để cân bằng Collagen bị thiếu hụt thì nên bổ sung qua đường uống bằng cách dùng Viên uống đẹp da chống lão hóa Labcos Hydrolyzed Collagen, sản phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, được hàng nghìn chị em phụ nữ đã tin dùng.
  • Hạn chế các loại đồ uống và thức ăn dễ gây mụn trứng cá như rượu bia, thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều đường, chất bảo quản và da vị. Thay vào đó, cần uống nhiều nước, tăng cường rau xanh, trái cây, sữa chua và cá để kiểm soát tuyến bã nhờn và phòng ngừa mụn tái phát.

Mụn trứng cá mọc ở môi và quanh miệng là tình trạng phổ biến ở cả nam và nữ giới. Nếu xử lý đúng cách, nốt mụn sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau khoảng vài ngày. Tuy nhiên trong trường hợp mụn nổi ồ ạt và tái phát nhiều lần, bạn nên tìm gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám, xác định nguyên nhân và can thiệp các biện pháp y tế kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *