1. Phụ nữ sau sinh cần kiêng những gì?
1.1. Tránh làm việc nặng
Đây là yếu tố đầu tiên mà cả mẹ sinh thường và sinh mổ cần chú ý. Khoảng thời gian đầu cơ thể cần có “quãng nghỉ” để phục hồi năng lượng và các tổn thương. Vì thế
Thay vào đó, phụ nữ sau sinh nên vận động nhẹ nhàng. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người thân trong những ngày đầu tiên. Thông qua các cử động của cơ thể, nhu động ruột hoạt động tốt, ít bị táo bón và phòng ngừa các bệnh viêm tắc tĩnh mạch, giảm các nguy cơ sau phẫu thuật như dính ruột…
1.2. Không bơi, kiêng dùng nước lạnh
Sau khi sinh, mẹ nên chú ý đến vấn đề tắm, gội, rửa tay chân, đánh răng…
Lưu ý: Mẹ sinh thường sau 24h có thể tắm gội. Với mẹ đẻ mổ cần khoảng một tuần. Tốt nhất, mẹ phải chờ ý kiến của chuyên gia sức khỏe để biết chắc chắn.
1.3. Không dùng than củi nằm sưởi ấm sau sinh
Quan niệm ngày xưa cho rằng cần phải dùng than củi để sưởi ấm sau sinh, nhất là đối với phụ nữ ở nơi có thời tiết lạnh như miền Trung và miền Bắc. Nhưng KHÔNG NÊN vì sưởi ấm bằng than sẽ sản sinh ra khí cacbonic, làm cho mẹ và bé bị ngộ độc khí. Hơn nữa, nếu dùng than củi sưởi ấm thì rất khó để điều chỉnh nhiệt độ theo ý muốn.
Thay vào đó, mẹ chỉ nên giữ ấm cơ thể, sưởi ấm bằng các thiết bị sưởi hiện đại, mặc quần áo dài tay, phòng ngủ tránh gió lùa.
1.4. Giảm tiếp xúc với gió lùa và tiếng động mạnh
Việc tiếp xúc với gió lùa, tiếng động mạnh có thể làm mẹ bị căng thẳng, stress. Vậy phụ nữ sau sinh nên làm gì? Mẹ nên dùng bông bịt tai giảm tiếp xúc với gió và tiếng ồn khi cần. Trường hợp ở nơi yên tĩnh và kín gió thì điều này cũng không thực sự cần thiết.
Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý:
1.5. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, ngồi lâu dùng máy tính
Phụ nữ sau sinh thường bị mất sức và có nhiều thay đổi về nội tiết, sinh lý, cần có thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi. Hơn nữa, cơ thể của mẹ lúc này có sức đề kháng kém, rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, môi trường. Các mẹ sau sinh nên được nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng phù hợp.
Vì thế, mẹ không nên ngồi máy tính sớm, xem smartphone trong thời gian dài vì nó có thể ảnh hưởng đến mắt. Mẹ có thể đọc sách, xem tivi, nghe đài, nghe nhạc để đem lại cảm giác thoải mái. Nhưng không nên xem nếu không đủ ánh sáng và khi cơ thể còn yếu.
1.6. Hạn chế ngồi trước quạt mạnh hay ở trong phòng nhiệt độ điều hòa thấp
Phòng quá lạnh, nhiệt độ quá thấp có thể làm tê bì tay chân, nhức xương khớp và khó ngủ. Do đó, nhiệt độ phòng ngủ của phụ nữ sau sinh nên ấm vừa phải, không bật quạt mạnh, cũng như mặc quần áo theo mỗi mùa.
1.7. Kiêng ngồi xổm
Sau khi sinh, các dây chằng và bộ phận sinh dục của mẹ thường “co” lại. Nếu mẹ ngồi xổm thì áp lực lên vùng bụng dưới và sàn chậu sẽ tăng, dẫn đến hiện tượng sa sinh dục. Vì thế, mẹ sau sinh không nên ngồi xổm.
1.8. Không sử dụng thuốc bừa bãi
Bất cứ thứ gì mẹ nạp vào cơ thể cũng đi vào dòng sữa và ảnh hưởng đến bé. Vì thế, nếu gặp các vấn đề về sức khỏe, mẹ không nên sử dụng thuốc bừa bãi mà phải hỏi ý kiến bác sĩ. Do vậy đối với phụ nữ sau sinh nên dùng đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ, không nên nghe mẹo truyền miệng.
1.9. Đừng tập thể dục nặng
Trong thời gian ở cữ sau sinh, mẹ không nên tập thể dục nặng với cường độ cao để giảm cân, lấy lại vóc dáng. Bởi lúc này cơ thể còn mệt mỏi, nhiều bộ phận đang cần thời gian hồi phục.
Thay vào đó, các mẹ sau sinh nên bắt đầu với các hoạt động và bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga… tập các động tác vừa phải, chậm rãi để máu huyết được lưu thông. Tránh tác động mạnh đến hệ xương khớp, vết thương, đặc biệt là với những mẹ sinh mổ.
1.10. Không quan hệ tình dục sớm
Việc quan hệ sớm sẽ làm hai vợ chồng “bối rối” và gây ra một số trở ngại khiến cuộc “yêu” không được như mong muốn. Hơn nữa, mẹ có thể bị đau nhức vùng âm đạo, tăng nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu vùng kín.
Khoảng thời gian tốt nhất là 4 – 6 tuần sau sinh và cơ thể đã sẵn sàng. Khi quan hệ, mẹ sau sinh nên sử dụng các biện pháp an toàn để tránh thai:
2. Dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh
Thực đơn cho mẹ trong thời gian này thường là các món ăn gọi sữa về, món dễ tiêu và giàu dinh dưỡng, giúp cơ thể nhanh hồi phục, lấy lại vóc dáng. Kết hợp đồng thời với các lưu ý cơ bản như:
Nói chung, mẹ sau sinh nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng các loại thức ăn như đạm đường, chất sắt, rau quả nấu chín… không nên kiêng khem quá mức mà chỉ cần chú ý những điều lưu ý ở trên.
Đặc biệt, mẹ nên chú trọng bổ sung thức ăn giàu chất đạm, canxi và ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước giúp nguồn sữa dồi dào, không bị táo bón.
3. Phụ nữ sau sinh nên làm gì để chăm sóc sức khỏe và cơ thể?
Phụ nữ sau sinh thường gặp phải nhiều vấn đề và thay đổi khác nhau về ngoại hình và sức khỏe. Vậy phụ nữ sau sinh cần làm gì để chăm sóc cho sức khỏe của mẹ và bé một cách tốt nhất.
3.1. Ngủ đủ giấc, uống đủ nước
Ngủ đủ giấc giúp giảm stress, căng thẳng, tinh thần thoải mái, cơ thể phục hồi nhanh làm cho lượng sữa nhiều hơn. Mẹ sau sinh nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày, tranh thủ thời gian em bé ngủ để được nghỉ ngơi nhiều hơn.
Mỗi ngày, mẹ nên uống từ 8 – 10 cốc nước (tương đương với 2-2.5l). Ngoài nước lọc, nước khoáng, mẹ có thể uống thêm nước trái cây, sữa… sẽ giúp quá trình trao đổi chất thuận lợi, cơ thể mẹ khỏe mạnh, có đủ sữa cho con bú và hạn chế việc táo bón. Nên uống nước thường xuyên, không nên để khát mới uống.
3.2. Nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn thực phẩm hoàn hảo nhất cung cấp cho bé khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Đó là lý do vì sao WHO khuyến cáo nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên.
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, các mẹ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ có vòng hông và cân nặng giảm nhiều hơn. Sữa mẹ kích thích cơ thể sản sinh hormone oxytocin giúp tử cung nhanh chóng trở lại kích thước trước khi mang thai, trợ giúp cơ thể nhanh phục hồi.
Vì thế các mẹ đừng ngại ngần mà hãy cho em bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhé!
3.3. Chăm sóc vết rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ
Vết rạch tầng sinh môn và vết mổ của mẹ sau sinh đều có cách chăm sóc riêng. Cụ thể:
3.4. Chăm sóc đầu ti
Chăm sóc đầu ti khá quan trọng, ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm bệnh, bảo vệ sức khỏe an toàn của cả mẹ và bé. Mẹ sau sinh nên dùng khăn sữa sạch, mềm lau sạch đầu ti sau khi cho con bú. Thay áo ngực bầu hàng ngày. Tắm rửa nhẹ nhàng (có thể dùng sữa tắm theo hướng dẫn của bác sĩ).
3.5. Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng
Có rất nhiều cách đơn giản giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn, tránh stress, trầm cảm sau sinh.
3.6. Làm đẹp sau sinh
Ngoài việc chăm sóc từ bên trong, thì phụ nữ sau sinh nên làm gì khác nữa? Câu trả lời chính là việc bồi bổ sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp bề ngoài, đặc biệt là là da.
3.6.1. Nguyên tắc làm đẹp sau sinh
Một số nguyên tắc làm đẹp mà mẹ sau sinh cần nhớ. Cụ thể như:
3.6.2. Cách làm đẹp
Dưới đây là các cách làm đẹp da mặt, da bụng mà mẹ sau sinh nên tham khảo:
Làm đẹp da mặt
Mẹ có thể làm đẹp da mặt từ những loại mặt nạ từ thiên nhiên như mặt nạ nghệ mật ong, mặt nạ cám gạo và thực hiện ngay tại nhà.
Mặt nạ nghệ mật ong
Mặt nạ cám gạo
Chăm sóc vùng bụng
Phụ nữ sau sinh nên làm gì? Chăm sóc vùng bụng như thế nào để những vết rạn da không cản trở “cuộc yêu” hoặc làm mẹ thiếu tự tin. Một số cách đơn giản mẹ có thể áp dụng tại nhà như sau:
Tránh rạn da với dầu dừa và nha đam
Chườm muối gừng, ngải cứu
4. Một số lưu ý
Nếu gặp một trong những dấu hiệu sau, mẹ sau sinh cần phải đi khám bác sĩ ngay:
Phụ nữ sau sinh cũng cần đặc biệt lưu ý nếu chứng nám sạm, suy giảm sinh lý, khô hạn, tê tay, đau lưng, hay quên, mất ngủ, chóng mặt sau sinh
Chia sẻ